Mã tài liệu: 248083
Số trang: 91
Định dạng: doc
Dung lượng file: 837 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
[FONT="]LỜI NÓI ĐẦU
[FONT="]1. [FONT="]Tính cấp thiết của đề tài :
[FONT="]Với hơn 2000 doanh nghiệp tham gia vào ngành, thu hút gần 2 triệu lao động và kim ngạch xuất khẩu lên đến 10 tỷ USD mỗi năm , Dệt may thực sự đang là ngành công nghiệp chiến lược hàng đầu trong nền kinh tế nước ta. Xác định được vai trò quan trọng của ngành dệt may đối với nền kinh tế đất nước, Chính phủ cũng đã dành cho nó nhiều sự quan tâm đặc biệt, chẳng hạn như trong đợt khủng hoảng kinh tế vừa qua, nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam lâm vào tình trạng khó khăn, Chính phủ đã có những chính sách hỗ trợ kịp thời để giúp các doanh nghiệp có thể tồn tại sau “bão khủng hoảng”. Trong hàng loạt các hậu quả từ khủng hoảng kinh tế, một vấn đề nan giải buộc các doanh nghiệp cần có những biện pháp giải quyết kịp thời, đó là tỉ lệ hàng tồn kho tăng cao trong mỗi doanh nghiệp. Sở dĩ, vấn đề này cần giải quyết kịp thời vì hàng tồn kho là một trong những tài sản có giá trị lớn nhất trong tổng giá trị tài sản của một doanh nghiệp, thông thường chiếm đến 40% tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Lượng hàng tồn kho cao gây cho doanh nghiệp nhiều bất lợi như vốn ứ đọng, chi phí bảo quản, Do đó, việc kiểm soát hàng tồn kho luôn là vấn đề cần thiết , chủ yếu trong quản trị sản xuất.
[FONT="]Nguyên nhân trực quan nhất dẫn đến tình trạng hàng tồn kho trong các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam tăng cao là do khủng hoảng tế, nhưng xét về góc độ sản xuất thì nguyên nhân quan trọng nhất vẫn là vấn đề quản lý hàng tồn kho trong quá trình sản xuất.
[FONT="]Bằng kinh nghiệm thực tế sản xuất ở các nước trên thế giới, cụ thể là của hãng Toyota – Nhật Bản , đã tìm ra được một phương pháp quản lý hàng tồn kho khá hiệu quả , đó là mô hình Just in time. Mô hình này sẽ làm giảm tối đa lượng hàng tồn kho trong mỗi doanh nghiệp, nỗ lực liên tục để loại bỏ sự lãng phí. Mô hình Just in time tỏ ra có hiệu quả với các hình thức sản xuất có tính lặp đi lặp lại như ngành sản xuất linh kiện, oto, dệt may,
[FONT="]Chính vì lẽ đó, đứng trước thực trạng hàng tồn kho trong các doanh nghiệp dệt may nước ta đang ngày một gia tăng, chúng ta hoàn toàn có thể nghĩ đến việc “ ứng dụng mô hình Just in time vào hoạt động quản trị hàng tồn kho trong các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam”.
[FONT="]2. Mục đích nghiên cứu
[FONT="] Đề tài nghiên cứu này là nhằm tìm ra được những giải pháp tốt nhất để giúp các doanh nghiệp dệt may trong nước ứng dụng mô hình Just in time vào hệ thống sản xuất một cách thành công để giải quyết được vấn đề hàng tồn kho đang ngày một gia tăng.
[FONT="]3. [FONT="]Nhiệm vụ nghiên cứu
[FONT="]Để thực hiện được mục đích đã đề ra, bài nghiên cứu cần hoàn thành được những nhiệm vụ sau:
[FONT="]- [FONT="]Xây dựng cơ sở lý luận về quản trị tồn kho
[FONT="]- [FONT="]Tìm hiểu về mô hình Just in time và những bài học trong ứng dụng Just in time của Toyota
[FONT="]- [FONT="]Nghiên cứu thực trạng sản xuất và hàng tồn kho trong các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam.
[FONT="]- [FONT="]Đề xuất các giải pháp ứng dụng mô hình Just in time vào hoạt động quản trị hàng tồn kho.
[FONT="]4. [FONT="]Phạm vi nghiên cứu
[FONT="] Ngành sản xuất dệt may có nhiều chủ thể tham gia với nhiều quy trình sản xuất và trình độ quản trị khác nhau. Nhưng đề tài nghiên cứu sẽ chỉ tập trung vào việc nghiên cứu để ứng dụng mô hình Just in time cho các doanh nghiệp dệt may có dây chuyền sản xuất công nghệ cao, tính chuyên môn hóa cao, không ứng dụng cho các quy trình dệt may thủ công. Đề tài đi sâu nghiên cứu vào tình hình sản xuất của các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam trong giai đoạn 2005 2010 và đề xuất các giải pháp ứng dụng mô hình JIT cho các doanh nghiệp trong giai đoạn sau 2010.
[FONT="]5. [FONT="]Phương pháp nghiên cứu
[FONT="]Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử kết hợp với phương pháp hệ thống hóa, thống kê, tổng hợp, so sánh dẫn giải, phân tích,
[FONT="]6. [FONT="]Kết cấu bài nghiên cứu
[FONT="]Kết cầu đề tài nghiên cứu gồm 3 chương chính, bao gồm:
[FONT="] Chương I [FONT="] : Hệ thống quản lý hàng tồn kho Just in time
[FONT="]Chương II[FONT="] : Thực trạng hàng tồn kho trong các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay
[FONT="]Chương III [FONT="]: Ứng dụng mô hình Just in time vào các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
[FONT="] [FONT="]Từ những nghiên cứu, tìm hiểu về hệ thống Just in time đã được công ty Toyota ứng dụng thành công trong nhiều năm qua được trình bày ở chương I, và thực trạng sản xuất trong ngành dệt may Việt Nam ở chương II, chúng tôi đã mạnh dạn đưa ra những giải pháp để ứng dụng Just in time vào các hệ thống sản xuất của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam ở chương III.
[FONT="]Trong quá trình nghiên cứu, do còn hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm, chắc chắn bài nghiên cứu của chúng tôi còn có nhiều thiếu sót, rất mong tiếp tục nhận được những sự hướng dẫn của các thầy cô và góp ý của bạn đọc.[FONT="]
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 798
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 463
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 213
⬇ Lượt tải: 2
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 420
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 574
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 654
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 393
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 149
👁 Lượt xem: 509
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 1156
⬇ Lượt tải: 18