Mã tài liệu: 251845
Số trang: 61
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 972 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
TÓM TẮT
1. Lý do chọn đề tài:
Ngày 1/1/2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương
Mại Thế Giới(WTO). Điều này đã mở ra một cánh cửa cho nước ta bước vào con đường
hội nhập quốc tế, thị trường giao dịch hàng hóa và đầu tư quốc tế sẽ trở nên thuận lợi
hơn. Tuy nhiên, quá trình này cũng tạo ra những thách thức khá lớn cho Việt Nam, một
nền kinh tế đang phát triển hòa nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Chúng ta không thể
không kể đến những hậu quả mà cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây đã để lại, đặc biệt là
trong lĩnh vực ngoại thương. Bên cạnh những rào cản thương mại, có rất nhiều nguyên
nhân đưa đến tổn thất cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam, trong đó nổi bật
là rủi ro tỷ giá hối đoái. Rủi ro tỷ giá biến động khá lớn trong những năm gần đây luôn
là nỗi lo chung của các doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ ở Việt Nam. Mặc khác, các
doanh nghiệp này còn gặp khá nhiều vướng mắc trong việc tiếp cận với cách thức quản
trị rủi ro một cách hữu hiệu như ở các nền kinh tế phát triển.
Với mong muốn đi sâu vào nghiên cứu tác động của biến động tỷ giá cũng thực trạng
quản trị rủi ro của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam chúng tôi đã tiến hành đề
tài nghiên cứu này. Bên cạnh đó, chúng tôi còn hi vọng tìm ra những nhân tố đặc trưng
của doanh nghiệp trong việc sử dụng công cụ phái sinh nhằm quản trị rủi ro tỷ giá của
doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:
1. Vấn đề tỷ giá hối đoái ở Việt Nam
2. Phân tích tác động của biến động tỷ giá hối đoái đến các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu Việt Nam thông qua mô hình hồi quy đánh giá tác động của lãi/ lỗ từ chênh lệch tỷ
giá hối đoái đến tổng thu nhập của doanh nghiệp.
3. Tìm hiểu thực trạng quản trị rủi ro tỷ giá từ góc độ của chính phủ, ngân hàng
thương mại và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam.
4. Sử dụng mô hình Probit của các nhà khoa học Đan Mạch để đánh giá những nhân
tố tác động đến quyết định sử dụng công cụ phái sinh của các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu Việt Nam.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau: tạp chí, diễn đàn kinh tế, tài liệu nghiên cứu
và khảo sát các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên sàn chứng khoán Việt Nam. Sau đó,
so sánh, phân tích để nghiên cứu về thực trạng quản trị rủi ro tỷ giá của các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam.
Sử dụng mô hình hồi quy OLS và mô hình probit của Đan Mạch trong đánh giá thực tiễn
ở Việt Nam, từ đó xem xét tính độ nhạy cảm của tỷ giá đối với hoạt động xuất nhập
khẩu ở Việt Nam cũng như tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng
công cụ phái sinh ở các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam
4. Nội dung nghiên cứu
CHưƠNG 1 : QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ Ở VIỆT NAM
CHưƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ TẠI CÁC DOANH
NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM.
CHưƠNG 3: ÁP DỤNG MÔ HÌNH HỒI QUY NHỊ PHÂN TRONG PHÂN TÍCH ĐẶC
ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP GIẢI THÍCH CHO QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG CÔNG
CỤ PHÁI SINH CỦA CÁC NHÀ KHOA HỌC ĐAN MẠCH VÀO VIỆT NAM.
5. Đóng góp của đề tài
Thông qua mô hình đánh giá tác động chênh lệch tỷ giá hối đoái lên tổng doanh thu của
các doanh nghiệp cổ phần xuất nhập khẩu chúng tôi nhận thấy rằng nhìn chung các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu trong mẫu được hưởng lợi từ chênh lệch tỷ giá. Hầu hết các doanh
nghiệp trong mẫu phân tích là các doanh nghiệp xuất khẩu hoạt động trong lĩnh vực chế
biến thủy sản là một ngành có thế được coi là được hưởng lợi từ việc VND mất giá so với
USD, đây cũng là điều mà chính phủ mong muốn đạt được là khuyến khích xuất khẩu khi
liên tục giảm giá VND trong thời gian qua. Bên cạnh đó, là các doanh nghiệp xuất khẩu
nguyên liệu là gỗ và chế biến thực phẩm cũng là những doanh nghiệp có hoạt động chủ
yếu là xuất khẩu. Chính điều này đã khiến cho tác động của lãi từ chênh lệch tỷ giá đến
doanh thu lớn hơn so với lỗ từ chênh lệch tỷ giá. Tuy vậy vấn đề đặt ra là các doanh
nghiệp cần phải giảm chi phí tài chính này xuống đến mức thấp nhất nhằm tối đa hóa
doanh thu, lợi nhuận từ đó đi đến tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.
Các đặc điểm của doanh nghiệp như tuổi đời, số lượng ngoại tệ mà doanh nghiệp sử dụng
trong hoạt động kinh doanh, % quỹ đầu tư phát triển, thậm chí cả tổng tài sản, lợi nhuận
ròng trên tổng tài sản, vốn cổ phần/ tổng tài sản cũng không ảnh hưởng đến quyết định sử
dụng công cụ phái sinh của các doanh nghiệp trong mẫu phân tích của chúng tôi như đối
với trong bài nghiên cứu của các nhà khoa học Đan Mạch. Điều này cho thấy rằng việc
sử dụng công cụ phái sinh ở các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu này hoặc là ngẫu
nhiên hoặc là phụ thuộc vào các biến mà trong phần phân tích trên chúng tôi không đề
cập đến như tổng giá trị xuất nhập khẩu,
6. Hướng phát triển của đề tài:
Từ những kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi hi vọng đề tài của chúng tôi có thể mở ra
những hướng nghiên cứu mới về đề tài quản trị rủi ro tỷ giá, trong đó có thể khắc
phục được hạn chế trong số liệu của bài nghiên cứu của chúng tôi mà cụ thể là về tổng
giá trị xuất nhập khẩu và có thể đưa ra một số biến khác nhằm giải thích cho việc sử
dụng công cụ phái sinh của các doanh nghiệp xuất nhập ở Việt Nam.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .
1. QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ Ở VIỆT NAM: 7
1.1. Vấn đề tỷ giá hối đoái ở Việt Nam 7
1.2. Phân tích tác động của rủi ro tỷ giá hối đoái đến các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu Việt Nam. . 10
1.2.1. Nguồn gốc của rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp XNK Việt Nam: 10
1.2.2. Tác động của biến động tỷ giá đến các doanh nghiệp XNK Việt Nam . 11
1.2.3 Đo lường tác động của chênh lệch tỷ giá hối đoái lên doanh thu của các doanh
nghiệp XNK Việt Nam giai đoạn 2007 – 2010 15
1.2.4. Kết luận mô hình: . 22
2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ Ở CÁC DOANH NGHIỆP XNK
VIỆT NAM 23
2.1. Đặc điểm quản trị rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp Việt Nam: . 23
2.1.1. Đối với ngân hàng nhà nước: . 24
2.1.2. Đối với ngân hàng thương mại : . 28
2.1.3. Đối với doanh nghiệp XNK: . 30
2.1.3.1. Về chủ quan: 32
2.1.3.2. Về khách quan: . 34
2.2. Kết quả khảo sát về tình hình quản trị rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2007 – 2010. . 35
3. ÁP DỤNG MÔ HÌNH HỒI QUY NHỊ PHÂN PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM CỦA
DOANH NGHIỆP GIẢI THÍCH CHO QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI
SINH CỦA CÁC NHÀ KHOA HỌC ĐAN MẠCH VÀO VIỆT NAM. 40
3.1. Giới thiệu mô hình: . 40
3.2. Ứng dụng mô hình vào trường hợp Việt Nam: . 46
KẾT LUẬN 49
PHỤ LỤC . 50
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . . 6
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 130
👁 Lượt xem: 467
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 318
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 997
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 885
⬇ Lượt tải: 27
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 385
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 472
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 143
👁 Lượt xem: 475
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 814
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 636
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 1156
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 655
⬇ Lượt tải: 18