Mã tài liệu: 104697
Số trang: 95
Định dạng: docx
Dung lượng file: 2,706 Kb
Chuyên mục: Kinh tế thương mại
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, kinh tế, chính trị và xã hội. Quan hệ về chính trị - ngoại giao, kinh tế - thương mại và giao lưu văn hoá giữa hai nước đã có từ lâu đời và đã trở thành mối quan hệ truyền thống bền vững. Tuy nhiên, qua các thời kỳ lịch sử cũng có những biến động về chính trị - xã hội làm ảnh hưởng tới quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước nhưng chưa bao giờ làm mất đi quan hệ kinh tế đó, trái lại hoạt động kinh tế, thương mại giữa hai nước ngày càng có điều kiện thuận lợi để phát triển, phù hợp với xu thế hoà bình, ổn định và phát triển trong khu vực và trên thế giới. Từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1991 đến nay, quan hệ kinh tế chính trị của hai nước phát triển nhanh chóng và đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Hiện nay, Trung Quốc đã trở thành bạn hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam.
Hoạt động biên mậu của hai nước do có nhiều thuận lợi về địa lý cũng đã hình thành và phát triển từ rất lâu trong lịch sử quan hệ kinh tế - thương mại của hai nước. Sự phát triển quan hệ thương mại Việt – Trung nói chung và quan hệ biên mậu nói riêng phù hợp với lợi ích của hai nước, phù hợp với xu hướng của thời đại và xu hướng tăng cường hợp tác trong khu vực. Có thể nói đẩy mạnh quan hệ thương mại qua biên giới Việt - Trung đã đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nước, góp phần làm tăng thu ngân sách, nâng cao đời sống nhân dân, làm thay đổi bộ mặt KTXH và văn hoá của nhân dân hai bên vùng biên giới. Mặc dù trong thời gian qua hoạt động kinh tế thương mại biên giới Việt - Trung đã mang lại những thành công to lớn, đã phát huy được tiềm năng, thế mạnh của kinh tế cửa khẩu biên giới, góp phần vào công cuộc CNH – HĐH của mỗi nước, song bên cạnh những thành tựu đã đạt được vẫn còn không ít những hạn chế, tồn tại cần khắc phục. Việc xây dựng hành lang kinh tế Bắc – Nam trong phạm vi hai nước Việt Nam – Trung Quốc đã có tác động to lớn đến quan hệ thương mại của hai nước theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực. Để đẩy mạnh hoạt động thương mại trên khu vực biên giới này, trong những năm qua, cả hai nước đã có nhiều cải cách trong chính sách thương mại, cũng như đẩy mạnh hợp tác song phương và đa phương trong khuôn khổ hợp tác kinh tế Tiểu vùng sông Mekong mở rộng và ASEAN – Trung Quốc.
Nội dung tóm tắt
Chương I: Cơ sở lý luận để đánh giá tác động của hành lang kinh tế đến thương mại quốc tế
Chương II: Đánh giá tác động của hành lang kinh tế Bắc – Nam trong GMS đến thương mại Việt Nam – Trung Quốc
Chương III: Các khuyến nghị về chính sách nhằm thúc đẩy thương mại quốc tế trong hành lang kinh tế Bắc Nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 333
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 356
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 258
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 405
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 343
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 357
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 414
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 387
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 368
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 364
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 356
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 426
⬇ Lượt tải: 16