Mã tài liệu: 303394
Số trang: 55
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 338 Kb
Chuyên mục: Kinh tế thương mại
LỜI MỞ ĐẦU.
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Đô thị hoá là một xu hướng tất yếu khách quan đối với các nước đang phát triển. Một trong những đặc trưng và thách thức lớn nhất của đô thị hoá là giải quyết vấn đề giao thông đô thị (GTĐT), vấn đề này luôn được các quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm. Tuy vậy, cho đến nay không phải quốc gia nào cũng thành công. Nhiều thành phố hiện đang phải trả giá và gánh chịu những tổn thất lớn do khủng hoảng về GTĐT.
Nếu giải quyết tốt GTĐT thì nó sẽ trở thành tiền đề và động lực thúc đẩy quá trình phát triển. Ngược lại, nó sẽ trở thành nguy cơ và lực cản lớn nhất đối với việc phát triển kinh tế – xã hội của các đô thị nói riêng và toàn quốc nói chung.
Hiện trạng GTĐT ở thành phố Hồ Chí Minh như sau: mật độ phương tiện giao thông, đặc biệt là phương tiện cá nhân gia tăng nhanh chóng, ách tắc giao thông xảy ra thường xuyên vào giờ cao điểm, tai nạn giao thông ngày càng nghiêm trọng, ô nhiễm môi trường về khói xả, tiếng ồn vượt quá tiêu chuẩn của đô thị… Một trong số các nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến tình trạng này là do sự mất cân đối nghiêm trọng giữa tỷ lệ sử dụng phương tiện giao thông cá nhân và phương tiện giao thông công cộng.
Bởi vậy, nhanh chóng củng cố và phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) ở thành phố Hồ Chí Minh, mà trước mắt là loại hình vận tải hành khách bằng xe buýt đang là yêu cầu bức xúc được đặt ra từ thực tế.
Xuất phát từ tính cấp thiết đó, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình vận tải hành khách bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”.
2
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn.
Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu những luận điểm khoa học về vận tải hành khách bằng xe buýt, một loại hình chủ yếu trong vận tải hành khách công cộng (VTHKCC). Luận văn đi sâu phân tích hiện trạng về tổ chức vận tải hành khách bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, để làm cơ sở đưa ra một số giải pháp hợp lý và khả thi nhằm phát triển loại hình vận tải hành khách bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
3. Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài chỉ nghiên cứu loại hình vận tải hành khách bằng xe buýt của thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có tính đến sự kết nối với các loại hình VTHKCC khác trên địa bàn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong luận văn này, phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là phương pháp biện chứng, vận dụng các quan điểm đánh giá khách quan, toàn diện, lịch sử. Ngoài ra, do đặc điểm riêng của việc phát triển loại hình vận tải hành khách bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, luận văn còn dựa trên những phương pháp luận như phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê để suy đoán các diễn biến phát triển.
5. Kết cấu của luận văn.
Luận văn gồm có 3 chương:
Chương I. Vai trò của vận tải hành khách công cộng trong việc phát triển đô thị.
Chương II. Hiện trạng của loại hình vận tải hành khách bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Chương III. Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình vận tải hành khách bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 450
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 424
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 296
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 582
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 910
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 403
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 104
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 193
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 146
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 332
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 333
⬇ Lượt tải: 16