Mã tài liệu: 256510
Số trang: 144
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,560 Kb
Chuyên mục: Kinh tế thương mại
?Mục Lục
Danh mục chữ viết tắt Trang
Mở đầu 1
Chương i. Dự báo triển vọng thị trường thế giới đối với một số mặt 5
hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam
1.1. Triển vọng kinh tế và thương mại thế giới đến năm 2015 5
1.1.1. Triển vọng kinh tế thế giới đến năm 2015 5
1.1.2. Triển vọng thương mại và thị trường hàng hóa thế giới 14
1.2. Tổng hợp dự báo về thị trường thế giới đối với một số mặt hàng xuất 19
khẩu chủ yếu của Việt Nam
1.2.1. Mặt hàng gạo 19
1.2.2. Mặt hàng cà phê 26
1.2.3. Mặt hàng cao su tự nhiên 29
1.2.4. Mặt hàng thủy sản 33
1.2.5. Gỗ và sản phẩm gỗ 37
1.2.6. Mặt hàng dệt may 40
1.2.7. Mặt hàng giày dép 44
1.2.8. Mặt hàng điện tử và linh kiện 46
CHƯƠNG 2. Dự báo khả năng xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu của 49
Việt Nam đến 2015
2.1. Một số cơ sở để xây dựng dự báo 49
2.2. Mặt hàng gạo 50
2.2.1. Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam 2001 ư 2007 50
2.2.2. Dự báo triển vọng xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2015 51
2.3. Mặt hàng cà phê 55
2.3.1. Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam 2001 ư 2007 55
2.3.2. Dự báo triển vọng xuất khẩu cà phê của Việt Nam đến năm 2015 56
2.4. Mặt hàng cao su tự nhiên 60
2.4.1. Thực trạng xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam 2001 ư 2007 60
2.4.2. Dự báo triển vọng xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam đến năm 2015 62
2.5. Mặt hàng thủy sản 64
2.5.1. Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 2001 ư 2007 64
2.5.2. Dự báo triển vọng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đến năm 2015 65
2.6. Mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ 70
2.6.1. Thực trạng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam 2001 ư 2007 70
2.6.2. Dự báo triển vọng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đến năm 71
2015
2.7. Mặt hàng dệt may 76
2.7.1. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam 2001 ư 2007 76
2.7.2. Dự báo triển vọng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đến năm 2015 77
2.8. Mặt hàng giày dép 80
2.8.1. Thực trạng xuất khẩu giày dép của Việt Nam 2001 ư 2007 80
2.8.2. Dự báo triển vọng xuất khẩu giày dép của Việt Nam đến năm 2015 82
2.9. Điện tử và linh kiện điện tử 84
2.9.1. Thực trạng xuất khẩu điện tử và linh kiện điện tử của Việt Nam 2001 ư 84
2007
2.9.2. Dự báo triển vọng xuất khẩu điện tử và linh kiện điện tử của Việt Nam đến 85
năm 2015
Kết luận 89
Tài liệu tham khảo 92
Mở đầu
Sự cần thiết nghiên cứu đề tài:
Ngày 27 tháng 10 năm 2000, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số
22/2000/CTưTTg về Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ
thời kỳ 2001 ư 2010 với mục tiêu tiếp tục chủ trương dành ưu tiên cao nhất
cho xuất khẩu, tạo nguồn hàng có chất lượng, có giá trị gia tăng và sức cạnh
tranh cao để xuất khẩu, xuất khẩu phải đạt tốc độ tăng trưởng bình quân từ
15% trở lên, nhập khẩu duy trì ở mức 14%/năm, phấn đấu cân bằng cán cân
thương mại vào năm 2009 ư 2010 và xuất siêu vào thời kỳ sau năm 2010. Sau
5 năm thực hiện Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ,
nhiều chỉ tiêu đã đạt và vượt mục tiêu, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đã đạt
17,6%/năm, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu đều vượt mục tiêu đề
ra. Để chuẩn bị cho kế hoạch 5 năm (2006 ư 2010), Chính phủ đã giao Bộ
Thương mại (nay là Bộ Công Thương) xây dựng Đề án phát triển xuất khẩu
giai đoạn 2006 ư 2010 và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết
định số 156/2006/QĐ ư TTg ngày 30 tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 ư 2010. Mục
tiêu về xuất khẩu đặt ra cho thời kỳ này là phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng
xuất khẩu 17,5%/năm, đến năm 2010 đạt khoảng 72,5 tỷ USD và chuyển dịch
cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị
gia tăng cao, sản phẩm chế biến, chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ
và chất xám cao, giảm xuất khẩu sản phẩm thô. Đến nay, xuất khẩu một số
nhóm hàng đã đạt và vượt mục tiêu về tổng kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt vào
năm 2009, còn một số mục tiêu khác cần phải rà soát và điều chỉnh cho phù
hợp với điều kiện thực hiện cam kết gia nhập WTO .
Ngày 30 tháng 11 năm 2007, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành
Quyết định số 1958/QĐưBCT về việc Ban hành Chương trình hành động của
Ngành Công Thương thực hiện Nghị quyết số 16/2007/NQưCP ngày 27 tháng
02 năm 2007 của Chính phủ về “Một số chủ trương, chính sách lớn để nền
kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức
Thương mại thế giới”. Tại Quyết định này, Bộ Công Thương đã xác định
nhiệm vụ phải rà soát, điều chỉnh Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 ư
2010 và xây dựng Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2011 - 2015.
Để cung cấp luận cứ khoa học cho việc triển khai rà soát, điều chỉnh và
xây dựng đề án phát triển xuất khẩu hàng hoá của nước ta giai đoạn 2011 - 2015,
cần thiết phải có các công trình nghiên cứu và dự báo tình hình thị trường thế
giới đối với một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam. Đây là bước đi
đầu tiên và rất quan trọng trong quá trình xây dựng chiến lược, quy hoạch và
kế hoạch dài hạn về phát triển xuất khẩu hàng hoá nói riêng và thương mại
nói chung. Nhất là trong điều kiện và bối cảnh kinh tế và thương mại trên thế
giới đang thay đổi và đầy biến động như hiện nay.
Vì những lý do như đã nêu, Bộ Công Thương đã giao cho Viện nghiên
cứu Thương mại chủ trì nghiên cứu đề tài cấp Bộ với tên gọi: “Dự báo thị
trường thế giới một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam đến năm
2015”. Đề tài này nghiên cứu thành công sẽ có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, đáp
ứng được yêu cầu cấp bách của thực tiễn quản lý và kinh doanh xuất nhập
khẩu, là tài liệu tham khảo có giá trị cho công tác nghiên cứu, hoạch định
chính sách và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có liên quan.
Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước:
Trên thế giới, có nhiều tổ chức quốc tế và các cơ quan được tổ chức
một cách khoa học và chuyên nghiệp, với hệ thống trang thiết bị, hệ thống
thông tin hiện đại, đội ngũ các nhà nghiên cứu và dự báo có trình độ cao,
thường xuyên tiến hành xây dựng các dự báo định kỳ về kinh tế, thương mại
và thị trường hàng hóa thế giới. Trong đó, một số cơ quan và tổ chức thường
đưa ra các dự báo như:
ư Dự báo hàng năm của Quỹ tiền tệ quốc tế “World Economic
Outlook”, phân tích và dự báo những biến động của môi trường kinh tế thế
giới và các yếu tố tác động đến thị trường hàng hóa;
ư Dự báo hàng năm của Ngân hàng thế giới “Prospects for the Global
Economy”, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới thị trường hàng hóa thế giới và
triển vọng thương mại thế giới trong ngắn hạn;
ư Dự báo hàng năm của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ “Agricultural
Projections” dự báo triển vọng thị trường hàng nông sản thế giới;
ư Dự báo của Cơ quan thông tin năng lượng Hoa Kỳ (EIA)
“International Energy Outlook”, dự báo triển vọng thị trường năng lượng thế
giới .
Các dự báo trên thường được công bố miễn phí một cách không đều
đặn trên các trang web nhưng cũng được một số tổ chức, cơ quan và doanh
nghiệp khai thác để sử dụng cho các mục đích riêng rẽ. Trung tâm dự báo
2
kinh tế xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), các viện nghiên cứu cũng có
sử dụng các dự báo này và đều đánh giá đây là thông tin tham khảo thiếu tính
hệ thống và chưa được xử lý để có thể trực tiếp dùng làm luận cứ khoa học
cho việc xây dựng kế hoạch và chương trình phát triển sản xuất hoặc xuất
khẩu hàng hóa.
Hiện tại, ở trong nước đã có một số Bộ, ngành đang tiến hành rà soát,
điều chỉnh và xây dựng chiến lược hoặc quy hoạch phát triển của ngành/lĩnh
vực. Trong một số Chiến lược phát triển đã được phê duyệt hoặc công bố,
mục tiêu xuất khẩu đã được đưa ra nhưng còn mang tính định hướng cho năm
2015, tầm nhìn 2020. Các nghiên cứu dự báo về thị trường thế giới, khả năng
xuất khẩu đối với một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam đã được
công bố chỉ dừng lại ở năm 2010. Trước các biến động mới của tình hình kinh
tế và thương mại thế giới, hiện chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập một
cách hệ thống và chuyên sâu về dự báo thị trường thế giới đối với các mặt
hàng có liên quan đến xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ đến năm 2015.
Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu của đề tài là tổng hợp, phân tích và lựa chọn dự báo có độ tin
cậy về triển vọng thị trường thế giới đối với một số mặt hàng; phân tích và
xây dựng phương án dự báo về khả năng xuất khẩu đối với một số mặt hàng
xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam đến năm 2015.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình cung cầu thị trường thế
giới và khả năng xuất khẩu của Việt Nam đối với một số mặt hàng như: gạo,
cà phê, cao su, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ, dệt may, giày dép, điện tử và linh
kiện. Phạm vi nghiên cứu về thời gian: phân tích thực trạng từ 2001 đến nay
và dự báo đến năm 2015.
Phương pháp nghiên cứu:
ư Phương pháp tổng hợp: để tổng hợp các dự báo của các tổ chức quốc
tế về thị trường thế giới
ư Phương pháp phân tích, thống kê, so sánh: để dự báo về xuất khẩu của
Việt Nam.
ư Phương pháp chuyên gia: để lựa chọn các phương án dự báo.
3
Kết cấu đề tài:
Ngoài lời mở đầu, kết luận, nội dung của đề tài gồm 2 Chương như sau:
Chương I: Dự báo triển vọng thị trường thế giới đối với một số mặt
hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam
Chương II: Dự báo khả năng xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu của
Việt Nam đến năm 2015
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 421
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 361
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 358
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 1131
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 396
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 390
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 398
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 511
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 116
👁 Lượt xem: 554
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 139
👁 Lượt xem: 417
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 730
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 365
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 144
👁 Lượt xem: 390
⬇ Lượt tải: 18