Mã tài liệu: 172
Số trang: 34
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kinh tế thương mại
Tính cấp thiết của đề tài
Theo nghiên cứu của Viện Nomura (Nhật Bản), năm 2000 hàng dệt may Trung Quốc chiếm đến 60% thị phần tại Việt Nam, hàng của Hàn Quốc cũng chiếm 1 tỉ lệ không nhỏ cùng với các thương hiệu nổi tiếng đến từ Châu Âu. Trong những năm qua, thực tế cho thấy là các doanh nghiệp may mặc Việt Nam đang mải mê chinh phục thị trường nước ngoài trong khi lại bỏ ngỏ thị trường trong nước cho các sản phẩm nước ngoài chiếm lĩnh.
Việt Nam là một đất nước với diện tích không lớn nhưng dân số đông thực sự là một thị trường đầy tiềm năng đối với các nhà cung cấp sản phẩm may mặc. Thời gian gần đây, các doanh nghiệp may mặc nội địa đã nhận thức được điều này và đã nỗ lực đầu tư nhiều hơn cho thị trường nội địa cả về chất lượng, mẫu mã, giá cả, hệ thồng phân phối….Điều này đã đem lại những hiệu quả nhất định như nhiều khu vực bán hàng Trung Quốc trong các trung tâm thương mại, các chợ đầu mối đã phải nhường chỗ cho hàng Việt Nam. Tuy nhiên làm thế nào để đẩy mạnh tiêu thụ chiếm lĩnh thị trường nội địa, làm thế nào để thực hiện chủ trương “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”. Đó vẫn là một bài toán khó mà các doanh nghiệp trong nước cần phải giải quyết.
Công ty Cổ phần sản xuất và thương mai T.0.T Việt Nam là một công ty kinh doanh các sản phẩm đệt may mà chủ yếu là mặt hàng may mặc. Đây là một lĩnh vực chịu sự cạnh tranh rất lớn của không chỉ những đối thủ trong nước mà cả nước ngoài đòi hỏi công ty phải có chiến lược phát triển thị trường một cách đúng đắn, nhưng thực tế công tác nghiên cứu thị trường của công ty chưa được chú trọng đúng mức. Công ty chưa có bộ phận riêng nghiên cứu thị trường. Việc thu thập, phân tích và xử lý thông tin thị trường mới chỉ mang tính định tính. Điều này ảnh hưởng khá lớn đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Do vậy, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, công ty cần chú trọng nhiều hơn đến công tác phân tích và dự báo cầu. Phân tích và dự báo cầu sẽ giúp công ty đánh giá được những yếu tố tác động đến cầu sản phẩm của công ty mình. Đồng thời cũng giúp công ty biết được đánh giá của người tiêu dùng như thế nào đối với chất lượng, mầu mã và giá cả sản phẩm của công ty mình. Từ đó làm cơ sở để công ty có thể xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm nâng cao doanh số cũng như thị phận của mình trên thị trường.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 1981
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 282
⬇ Lượt tải: 6
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 220
⬇ Lượt tải: 2
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 233
⬇ Lượt tải: 7
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 420
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 238
⬇ Lượt tải: 6
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 491
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 416
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 319
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 511
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 214
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 32
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 1129
⬇ Lượt tải: 17