Mã tài liệu: 126996
Số trang: 57
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kinh tế lao động
Bất cứ tổ chức nào cũng được tạo thành bởi các thành viên là người lao động. Do đó, người lao động là nhân tố đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong quá trình sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Người lao động có trình độ chuyên môn, sáng tạo, nhiệt tình và tâm huyết với doanh nghiệp là yếu tố mà mọi doanh nghiệp đều mong muốn để tiến tới thành công. Và bí quyết để tạo nên đội ngũ lao động như vậy là cách thức và phương pháp mà những người quản lý sử dụng để tạo động lực cho nhân viên.
Sức lao động không phải là phạm trù cố định, tiềm năng lao động của người lao động là rất lớn và rất khách nhau ở mỗi người. Điều này dẫn đến việc chính sách tạo động lực đúng đắn sẽ có ý nghĩa cực kỳ to lớn đối với việc khai thác tiềm năng lao động. Khai thác đúng tiềm năng lao động không chỉ đem lại hiệu quả và sức mạnh cao cho doanh nghiệp mà còn đem lại lợi ích kinh tế và tinh thần to lớn cho người lao động. Ngược lại, sẽ kìm hãm năng lực lao động của người lao động, đồng thời người lao động có thể đi tìm công việc ở doanh nghiệp khác nếu họ thấy khả năng phát triển ở nơi khác là tốt hơn.
Với vai trò quan trọng như vậy, tạo động lực là hoạt động mà các nhà quản trị doanh nghiệp rất quan tâm. Trong đó, tiền lương, là công cụ tạo động lực chủ yếu và quan trọng nhất, được chú trọng hơn cả. Người lao động quan tâm đến tiền lương vì đây là phần cơ bản nhất trong thu nhập của người lao động, giúp cho họ và gia đình trang trải các chi tiêu, sinh hoạt, dịch vụ cần thiết. Không những thế, tiền lương kiếm được ảnh hưởng đến địa vị của người lao động trong gia đình, trong tương quan với các bạn đồng nghiệp cũng như giá trị tương đối của họ đối với tổ chức và xã hội. Mặt khác, tiền lương cao hơn sẽ tạo động lực thúc đẩy người lao động ta sức học tập để nâng cao giá trị của họ đối với tổ chức thông qua sự nâng cao trình độ và sự đóng góp cho tổ chức. Vì vậy, tiền lương là một công cụ để các doanh nghiệp duy trì, gìn giữ và thu hút những người lao động giỏi, có khả năng phù hợp với công việc của tổ chức. Tiền lương càng gắn chặt với sự nỗ lực trong công việc thì càng có tác dụng khuyến khích mạnh mẽ. Điều đó phụ thuộc vào công tác trả lương của doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác trả lương, Xí nghiệp In Nhà xuất bản Lao động - Xã hội cũng như nhiều doanh nghiệp khác luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho việc xây dựng công tác trả lương. Với mục tiêu khuyến khích tăng năng suất lao động, tạo sự gắn bó và nhiệt tình của người lao động, Xí nghiệp đã đạt được nhiều thành công trong việc xây dựng công tác trả lương. Tuy còn có một số hạn chế nhưng tiền lương trong xí nghiệp cũng đã phát huy được vai trò tích cực của nó. Chuyên đề “ Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác trả lương trong Xí nghiệp In Nhà xuất bản Lao động - Xã hội” trình bày thực trạng công tác trả lương tại Xí nghiệp hiện nay, và xin đưa ra một số kiến nghị cũng như giải pháp hoàn thiện công tác trả lương.
Kết cấu đề tài:
Chương I: Giới thiệu chung về Xí nghiệp In Nhà xuất bản Lao động - Xã hội
Chương II: Thực trạng công tác trả lương tại Xí nghiệp In Nhà xuất bản Lao động - Xã hội
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác trả lương tại Xí nghiệp In Nhà xuất bản Lao động - Xã hội
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 291
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 446
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 446
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 355
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 489
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 453
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 293
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 361
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 507
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 340
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 425
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 384
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 531
⬇ Lượt tải: 16