Mã tài liệu: 209574
Số trang: 90
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 907 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
Lời nói đầu
--- ---
Ngày 21 tháng 9 năm 1973, Việt Nam và Nhật Bản chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Kể từ đó đến nay, quan hệ giữa hai nước ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu. Các mối quan hệ giao lưu kinh tế, chính trị ngày càng tăng lên.
Hiện nay, Nhật Bản là nước có ODA viện trợ lớn nhất cho Việt Nam. Và Nhật Bản cũng đứng thứ 2 trong danh sách những nước đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Không chỉ như vậy, với dân số khoảng 127 triệu người và GDP hàng năm vào khoảng 4500 tỉ USD ( khoảng 500 ngàn tỉ Yên), Nhật Bản luôn là một thị trường xuất khẩu đầy hứa hẹn đối với bất kỳ một quốc gia nào.
Với chủ trương của Đảng và nhà nước “ Củng cố vị trí ở các thị trường quen thuộc, khôi phục quan hệ với thị trường truyền thống, tìm thị trường và bạn hàng mới. Tạo một số thị trường và bạn hàng lâu dài về những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, giảm xuất qua các thị trường trung gian”, trong những năm gần đây, số lượng doanh nghiệp Việt Nam hợp tác với các đối tác Nhật Bản ngày càng nhiều. Đặc biệt là với các doanh nghiệp xuất khẩu. Tuy nhiên, để xâm nhập thị trường thì việc tìm hiểu về tập quán kinh doanh của Nhật Bản là vô cùng cần thiết. Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ điều kiện để tìm hiểu một cách cụ thể và kỹ lưỡng. Vì vậy, với Khoá luận tốt nghiệp “Văn hoá kinh doanh Nhật Bản và những lưu ý cho doanh nghiệp Việt Nam khi xâm nhập thị trường”, hi vọng có thể giúp các doanh nghiệp có một cái nhìn sơ lược về thị trường Nhật Bản để có những sách lược cụ thể và hiệu quả khi làm ăn với Nhật Bản nói chung và khi xuất khẩu nói riêng.
Cấu trúc Khoá luận gồm có 3 phần :
Chương I : Vai trò của thị trường Nhật đối với xuất khẩu của Việt Nam. Trong phần này có giới thiệu về nước Nhật ( vị trí, điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị), về mối quan hệ thương mại giữa hai nứơc và tiềm năng phát triển của thị trường Nhật
Chương II : Đặc trưng và văn hoá kinh doanh trên thị trường Nhật Bản : tìm hiểu cụ thể về thị trường Nhật – những đặc trưng văn hoá, hệ thống phân phối, thanh toán, đặc tính của người tiêu dùng cũng như các tập quán làm việc, cung cách làm việc trong doanh nghiệp Nhật Bản, cách đàm phán của các doanh nghiệp Nhật Bản.
Chương III:Những lưu ý cho doanh nghiệp Việt Nam khi xâm nhập thị trường. ở đây nêu ra cả những biện pháp vĩ mô cho nhà nước và cả những chú ý cho các doanh nghiệp cụ thể
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 476
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 426
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 531
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 403
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 323
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 269
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 291
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 498
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 120
👁 Lượt xem: 377
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 425
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 343
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 355
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 329
⬇ Lượt tải: 16