Mã tài liệu: 209730
Số trang: 105
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 2,409 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
Lời mở đầu
Trước sự kiện Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ được ký kết ngày 13/7/2000, Ngân hàng thế giới (World Bank) đã dự đoán sẽ có hiện tượng “bùng nổ” trong xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ khi Hiệp định lịch sử này có hiệu lực. Theo dự đoán của Ngân hàng thế giới, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng lên 1,3 tỉ USD trong năm đầu tiên thực hiện Hiệp định, tăng 60% so với năm 2000.
Dự đoán về sự “bùng nổ” này là đúng song trong thực thế, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã vượt xa dự đoán của Ngân hàng thế giới lên tới con số đáng kinh ngạc. Chỉ riêng trong 9 tháng thực hiện Hiệp định (Hiệp định có hiệu lực vào 10/12/2001), con số này là 1,6 tỉ USD, nếu tính xuất khẩu cả năm 2000 mới đạt được 821 triệu USD thì đã bằng tới 195% so với năm 2000. Ước tính tới hết năm 2002, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ sẽ đạt 2 tỉ USD, tăng gấp đôi so với năm 2001. Có thể nói Mỹ là thị trường đầy hứa hẹn cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
Song cũng trong chưa đầy một năm thực hiện Hiệp định, doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ đã phải nhiều phen “điêu đứng” với hàng loạt các vụ tranh chấp thương mại như: vụ cá da trơn; các vụ tranh chấp thương hiệu hàng Việt Nam tại Mỹ. Đặc biệt, các doanh nghiệp dệt may còn đang “thấp thỏm” chờ đợi một Hiệp định hàng dệt may song phương ra đời khi đó Mỹ sẽ xác định một hạn ngạch cho hàng dệt may Việt Nam xuất sang Mỹ, sẽ ảnh hưởng rất lớn tới cả ngành công nghiệp dệt may Việt Nam.
ở tầm vĩ mô, nhiều thách thức cũng được đặt ra cho chính phủ và các cấp các ngành trong việc giúp các doanh nghiệp trong nước thâm nhập thị trường Mỹ.
Một mặt, chính phủ phải hoạch định một chính sách đối ngoại vô cùng linh hoạt và sắc bén trong quan hệ với Mỹ, vì kinh tế và chính trị là hai vấn đề luôn được Mỹ gắn liền với nhau trong quan hệ với những nước kém phát triển hơn. Dẫn chứng điển hình cho việc này là Mỹ đã bổ sung vào Bộ luật Thương mại Mỹ 1974 điều luật Jackson-Vanik không cho phép Mỹ được quan hệ thương mại với một nước mà Mỹ cho là không đảm bảo quyền tự do di cư của công dân nước mình. Thêm vào đó hàng năm Mỹ vẫn tự cho mình quyền “đánh giá” về tình hình nhân quyền của quốc gia khác và thậm chí gắn những lợi ích thương mại một nước được hưởng từ Mỹ với những “tiến bộ” về nhân quyền của nước này (Trong Hiệp định dệt may song phương ký năm 1999 với Campuchia, Mỹ đã gắn mức hạn ngạch Campuchia được hưởng với những tiến bộ của nước này trong lĩnh vực quyền lao động!!!). Điều luật Jackson-Vanik vẫn đang được áp dụng cho Việt Nam và hàng năm Mỹ vẫn thực hiện việc đánh giá tình hình nhân quyền của Việt Nam. Qui chế thương mại bình thường NTR Mỹ trao cho Việt Nam chỉ là qui chế tạm thời vì còn phụ thuộc vào việc Mỹ xem xét miễn áp dụng điều luật Jackson-Vanik đối với Việt Nam hàng năm và Quốc hội Mỹ có thể vin vào lý do “nhân quyền” đề thông qua nghị quyết phản đối chung đối với việc miễn này.
Mặt khác, một loạt các vấn đề cấp thiết khác đòi hỏi phải có sự can thiệp ở tầm vĩ mô của chính phủ như:: vấn đề về xây dựng thương hiệu quốc gia cho hàng Việt Nam trên thị trường Mỹ; vấn đề về xúc tiến các hoạt động vận động hành lang (Lobby) cho doanh nghiệp - là lĩnh vực vô cùng mới mẻ đối với Việt Nam song lại trở thành một nhu cầu không thể thiếu khi muốn làm ăn trên thị trường Mỹ (Mỹ đã ban hành “Luật điều chỉnh hoạt động Lobby” - Regulation on Lobbying Act- từ năm 1946), đặc biệt khi có tranh chấp xảy ra; hay vấn đề xúc tiến việc gia nhập vào Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) .
Xuất phát từ việc nhận thức được tính bức xúc của các vấn đề trên, em đã chọn đề tài cho Khóa luận tốt nghiệp của mình là “Thực trạng và một số giải pháp giúp các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thâm nhập thị trường Mỹ” với mục đích phần nào đó phân tích nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp tháo gỡ những khó khăn trên.
Bài khóa luận được chia làm ba chương với nội dung cụ thể như sau:
Chương I: Tổng quan về thị trường Mỹ và lịch sử quan hệ đối ngoại Việt-Mỹ
Chương II: Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong những năm qua
Chương III: Một số giải pháp giúp các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thâm nhập thị trường Myx
[URL="/downloads.php?do=file&id=1831"
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 411
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 491
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 455
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 120
👁 Lượt xem: 376
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 482
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 475
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 423
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 602
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 467
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 483
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 424
⬇ Lượt tải: 16