Mã tài liệu: 208105
Số trang: 101
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,068 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
Lời nói đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ ký kết ngày 13/7/2000 và chính thức có hiệu lực ngày 10/12/2001 đã khai thông một trong những thị trường lớn nhất và hấp dẫn nhất thế giới cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Hàng năm nhập khẩu của Hoa Kỳ rất lớn, chỉ tính riêng năm 2001, nhập khẩu đã đạt 1.383 tỷ USD<1>. Tuy nhiên, quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ mới chỉ thực sự bắt đầu từ năm 1994, sau khi Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam, và trở nên sôi động hơn bao giờ hết khi Quốc hội hai nước phê chuẩn Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ. Ngay sau đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng lên nhanh chóng, trung bình 40%/năm, đạt 1.052,9 triệu USD năm 2001 và 1.030 triệu USD trong 7 tháng đầu năm 2002.<2>Hoa Kỳ nhanh chóng trở thành thị trường trọng điểm đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam.
Thị trường Hoa Kỳ xưa nay vẫn là thị trường đầy hấp dẫn, nhưng không dễ dàng xâm nhập. Quy mô đồ sộ và phức tạp của hệ thống luật pháp thương mại Hoa Kỳ cũng như tính khắt khe của các luật lệ quản lý nhập khẩu luôn là bài toán khó cho các doanh nghiệp muốn xuất khẩu thành công vào thị trường này. Không ít hàng hoá nhập khẩu vào Hoa Kỳ đã bị tịch thu, tiêu huỷ, bị kiện tụng hay bị lỗ do vi phạm các chính sách, luật lệ, quy chế điều tiết nhập khẩu của Hoa Kỳ như: Luật bảo hành và bảo vệ người tiêu dùng, Luật sở hữu trí tuệ, quy chế ghi nhãn mác, quy định về các hàng rào kỹ thuật và vệ sinh dịch tế, các quy định cấm nhập khẩu.v.v
Đã có nhiều nước trên thế giới thâm nhập thành công vào thị trường Hoa Kỳ và hiện đang có chỗ đứng vững chắc trên thị trường này. Song với một số nước, thị trường Hoa Kỳ vẫn còn ở dạng tiềm năng cần khai thác. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, thị trường Hoa Kỳ thực sự mới mẻ và lạ lẫm. Chỉ có một số ít doanh nghiệp đã “nhảy xuống nước tập bơi”, còn đa số các doanh nghiệp khác mới đang “khởi động xung quanh bể bơi”. Do đó, để tránh cho các doanh nghiệp của Việt Nam trước nhiều rủi ro khi “xuống nước” đua với các đối thủ chuyên nghiệp, một vấn đề cấp bách đặt ra là phải nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích các chính sách và luật lệ điều tiết hoạt động nhập khẩu của Hoa Kỳ.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, tác giả đã chọn vấn đề: “Những ràng buộc pháp lý của Hoa Kỳ đối với hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam và yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp xuất khẩu nước ta” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp đại học của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu một cách hệ thống các quy định mang tính ràng buộc pháp lý của Hoa Kỳ đối với hàng hoá nhập khẩu từ một số nước trên thế giới, và đặc biệt là đối với hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam, khoá luận nêu bật những yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam khi muốn xâm nhập thành công vào thị trường Hoa Kỳ, từ đó đề xuất một số giải pháp, một mặt nhằm hạn chế tác động phi tích cực của các quy định trên đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ, mặt khác góp phần thúc đẩy việc thực hiện tốt các cam kết của Việt Nam trong Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ cũng như đẩy nhanh tiến trình Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khoá luận chủ yếu là các chính sách, các đạo luật, các quy chế và quy định quản lý của Hoa Kỳ đối với hàng nhập khẩu, trong đó khoá luận tập trung vào năm nhóm quy định lớn: quy định về thị trường, quy định về ngành hàng, quy định về thuế quan, quy định về phi quan thuế và quy định về luật chế tài thương mại. Năm nhóm quy định này vừa là những quy định mang tính ràng buộc pháp lý chung đối với hàng hoá xuất khẩu của các nước đối tác với Hoa Kỳ, trong đó có Việt Nam, nhưng chúng đồng thời cũng là cơ sở để Hoa Kỳ đề ra những quy định mang tính ràng buộc pháp lý riêng đối với hàng hoá của Việt Nam theo các cam kết trong Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ.
Bên cạnh đối tượng nghiên cứu chính nói trên, khoá luận cũng phân tích sơ qua về chế độ chính trị, xã hội, kinh tế, đường lối ngoại giao, chính sách kinh tế đối ngoại của Hoa Kỳ. Đây là những yếu tố chi phối chủ yếu đến việc ban hành các chính sách quản lý nhập khẩu của Hoa Kỳ.
Phạm vi nghiên cứu của khoá luận chỉ giới hạn ở các quy định ràng buộc pháp lý của Hoa Kỳ đối với hàng hoá nhập khẩu hữu hình của Việt Nam, không mở rộng sang các lĩnh vực dịch vụ, đầu tư và cũng không phân tích các luật lệ quản lý xuất khẩu cũng như các quy định quản lý nhập khẩu Hoa Kỳ áp dụng riêng cho các nước khác.
Trong phạm vi khoá luận, tác giả thống nhất chỉ sử dụng tên “Hoa Kỳ” (thay cho tên “Mỹ”) để chỉ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khoá luận sử dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lê nin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp với một số phương pháp khác như phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, đánh giá, và so sánh, đồng thời vận dụng các quan điểm của Đảng và Nhà nước về đường lối phát triển kinh tế để làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu.
5. Bố cục của khoá luận
Ngoài mục lục, lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của khoá luận được chia thành ba chương :
Chương I: Giới thiệu chung về Hoa Kỳ và các quy định quản lý nhập khẩu của Hoa Kỳ
Chương II: Những quy định có tính ràng buộc pháp lý của Hoa Kỳ đối với hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam.
Chương III: Yêu cầu đối với các Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam và một số kiến ngh
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 338
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 391
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 395
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 395
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 455
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 484
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 357
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 503
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 476
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 426
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 411
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 492
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 343
⬇ Lượt tải: 16