Mã tài liệu: 295911
Số trang: 73
Định dạng: rar
Dung lượng file: 460 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
LỜI MỞ ĐẦU
Nước ta đang phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp có trình độ phát triển khá. Chiến lược 10 năm 2001-2010 là đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo nền tảng cho một nước công nghiệp trong giai đoạn sau. Chiến lược 10 năm này phải hướng tới việc đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững, xây dựng nền kinh tế tự chủ, chủ động hội nhập có hiệu quả với kinh tế quốc tế và tiếp tục đổi mới sâu rộng hơn nữa.
Ngành thép là một ngành công nghiệp năng then chốt trong nền kinh tế quốc dân, là đầu vào cho rất nhiều các ngành công nghiệp khác.
Thép được đánh giá là vật tư chiến lược không thể thiếu của nhiều ngành công nghiệp và xây dựng có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Ngành thép liên quan tới rất nhiều ngành kinh tế khác như khai khoáng (than, dầu, khí đốt, quặng sắt...), ngành điện...Ngành thép cũng liên quan tới các ngành sử dụng thép làm nguyên liệu,vật tư để phục vụ cho hoạt động phát triển sản xuất của mình như: xây dựng, chế tạo, đồ gia dụng, giao thông vận tải...
Ngoài việc là vật liệu trực tiếp cho các ngành, thép còn có vai trò gián tiếp trong việc phát triển ngành nông nghiệp thông qua tác động vào ngành công nghiệp chế tạo máy móc thiết bị vật tư cho nông nghiệp. Một vai trò quan trọng không thể không kể đến là thép phục vụ cho công nghiệp quốc phòng.
Ngoài ra ngành thép góp phần giải quyết việc làm cho hàng chục vạn lao động.
Như vậy, thép là nguồn vật liệu chính để sản xuất các tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. Nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển các ngành có liên quan. Trong giai đoạn hiện nay khi nước ta đang trong công cuộc CNH-HĐH nhu cầu về xây dựng cơ sở hạ tầng và tốc độ đô thị hoá gia tăng mạnh mẽ thì thép trở thành vật liệu ngày càng quan trọng và phổ biến.
Trong thời gian qua thị trường thép Việt Nam cũng như thế giới có nhiều biến động lớn. Ngành thép Việt Nam đang đứng trước thử thách khắc nghiệt và đã có dấu hiệu phát triển không theo quy hoạch, không tính lợi ích lâu dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển tổng thể của ngành thép. Điều này có nguy cơ làm lãng phí các nguồn lực đầu tư và lâu dài có thể ảnh hưởng mạnh tới toàn nền kinh tế nói chung. Nước ta có tiềm năng lớn về tài nguyên khoáng sản. Có thị trường trong nước rộng lớn, rất đa dạng về gang thép và đang phát triển với tốc độ nhanh. Thị trường này còn bao gồm cả vùng Đông Nam Á rộng lớn, nhất là các nước xung quanh không có điều kiện phát triển gang thép như ta. Chúng ta có khả năng xây dựng ngành gang thép từ thượng nguồn với những dây chuyền sản xuất khép kín hiệu quả kinh tế cao, sức cạnh tranh mạnh, vốn đầu tư chấp nhận được. Tuy nhiên, nhìn vào thực trạng ngành thép hiện nay thấy còn nhiều bất cập từ cả phía Nhà nước và doanh nghiệp. Hậu quả là những biến động trong thị trường gần đây đã khiến không ít các doanh nghiệp lao đao. Tình thế ngành thép Việt Nam cần có sự phân tích kỹ lưỡng. Trước hết phải nhìn thẳng vào thực trạng ngành thép Việt Nam đang như thế nào. Có điểm mạnh, điểm yếu nào, năng lực cạnh tranh ra sao trong thời điểm hiện nay cũng như trong tương lai khi Việt Nam tham gia đầy đủ vào AFTA, WTO và các tổ chức khác. Cũng cần phải phân tích tình hình khu vực và thế giới, so sánh tương quan với Việt Nam xem cơ hội cho chúng ta có còn không và phát triển như thế nào. Trong bản thân các ngành công nghiệp Việt Nam cũng nên có sự phân tích để có sự phân bổ hợp lý các nguồn lực đầu tư cho từng ngành công nghiệp giúp đất nước phát triển nhanh nhưng cân đối. Từ đó, Nhà nước và các doanh nghiệp có những chính sách cụ thể gì giúp cho ngành thép phát triển và hội nhập quốc tế thành công.
Từ những vấn đề nêu trên, một nghiên cứu toàn diện và có nhận định đúng đắn cũng như đưa ra những giải pháp tổng thể về mặt vĩ mô và cả vi mô về ngành thép Việt Nam là cần thiết. Bài khoá luận này sẽ giải quyết một phần vấn đề đó. Trong khuôn khổ bài khoá luận sẽ chỉ phân tích sâu về thực trạng ngành thép Việt Nam, những kết quả, tồn tại; thuận lợi cũng như khó khăn để từ đó phân tích khả năng cạnh tranh của ngành thép cũng như đưa ra những quan điểm phát triển cho ngành thép trong dài hạn và giải pháp cụ thể cho các doanh nghiệp. Dựa trên nội dung đó bài khoá luận được chia làm 3 chương:
Chương 1: Quá trình hình thành và phát triển ngành công nghiệp thép Việt Nam
Chương 2: Ngành thép Việt Nam đứng trước thách thức hội nhập kinh tế khu vực và thế giới
Chương 3: Những giải pháp phát triển ngành thép trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới và khu vực
Những phân tích, nhận định và các ý kiến nêu ra dựa trên quan điểm toàn diện và biện chứng và có sự tham khảo chọn lọc từ các bài nghiên cứu trước. Những ý kiến này còn chưa đầy đủ do chưa tính được tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến một ngành công nghiệp cũng như sự cạnh tranh vốn đầu tư giữa các ngành cần được ưu tiên phát triển. Hi vọng rằng sẽ có những nghiên cứu sâu sắc và toàn diện về toàn thể ngành thép cũng như các ngành công nghiệp khác của Việt Nam để giúp có được định hướng phát triển đúng đắn trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Ngành thép Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới
94
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Chương 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP THÉP VIỆT NAM
1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngành thép Việt Nam
2. Tình hình sản xuất của ngành thép Việt Nam
2.1. Ngành thép còn ở điểm xuất phát thấp
2.2. Quy mô, năng lực sản xuất, cơ cấu sản phẩm
2.3. Trình độ công nghệ và máy móc thiết bị
2.4. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
2.5. Phân bố và tổ chức sản xuất
2.6. Đầu tư sản xuất phôi và cán thép
3. Đặc điểm về tổ chức sản xuất của ngành thép Việt Nam
3.1. Cơ cấu cung cầu
3.2. Sản xuất thép bởi ba khối doanh nghiệp
3.3. Lưu thông, phân phối thép
Chương 2: NGÀNH THÉP VIỆT NAM ĐỨNG TRƯỚC THÁCH THỨC HỘI NHẬP KINH TẾ KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI
1. Thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thép Việt Nam hiện nay
1.1. Các yếu tố tác động đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp công nghiệp
1.2. Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp thép Việt Nam hiện nay
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của ngành thép Việt Nam
2.1. Nhóm các nhân tố thuộc về chính sách
2.1.1. Chính sách thuế và bảo hộ đối với ngành thép
2.1.2. Chính sách đầu tư liên quan đến ngành thép
2.1.2.1. Vay vốn đầu tư phát triển
2.1.2.2. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.2. Yếu tố thị trường nước ngoài
3. Các vấn đề đặt ra đối với ngành thép trong quá trình hội nhập
3.1. Nên có hay không một ngành công nghiệp thép đủ mạnh?
3.2. Những thách thức trước nhu cầu hội nhập
Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH THÉP TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC
1. Quan điểm và mục tiêu phát triển
1.1. Quan điểm cho lựa chọn giải pháp
1.2. Dự báo nhu cầu
1.3. Chiến lược phát triển đến 2010
2. Các giải pháp để phát triển ngành thép
2.1. Cần có định hướng đúng cho phát triển ngành thép
2.2. Nhóm các giải pháp vi mô
2.3. Nhóm các giải pháp vĩ mô
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 386
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 390
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 520
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 480
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 391
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 330
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 385
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 457
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 318
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 431
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 451
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 270
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 459
⬇ Lượt tải: 18