Tìm tài liệu

Qua trinh phat trien quan he thuong mai giua Viet Nam va Lien bang Nga trong boi canh hoi nhap kinh te quoc te

Quá trình phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Upload bởi: duoctanlasuong

Mã tài liệu: 214086

Số trang: 28

Định dạng: pdf

Dung lượng file: 367 Kb

Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại

Info

1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài luận án

Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, từng bước

hội nhập vào kinh tế khu vực và kinh tế thế giới, Đảng và Nhà nước ta đã

xác định rõ vai trò của hoạt động kinh tế đối ngoại, coi đó là động lực

quan trọng để phát triển kinh tế quốc dân, với chủ trương: "Tiếp tục mở

rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá;

chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp với điều kiện của

nước ta Chủ động và tích cực thâm nhập thị trường quốc tế, chú trọng

thị trường các trung tâm kinh tế thế giới, duy trì và mở rộng thị phần trên

các thị trường quen thuộc, tranh thủ mọi cơ hội mở thị trường mới. Từng

bước hiện đại hoá phương thức kinh doanh phù hợp với xu thế mới của

thương mại thế giới."

Liên Xô trước đây vốn là thị trường chính và quan trọng trong hoạt

động thương mại quốc tế của Việt Nam (VN). Quan hệ thương mại Việt -

Xô đã đóng một vai trò quan trọng trong công cuộc bảo vệ, kiến thiết đất

nước và phát triển kinh tế của VN. Sau khi Liên Xô tan rã (1990), Liên

bang Nga (LBN) kế thừa các quan hệ kinh tế - thương mại với VN, có thể

xem đó là bước ngoặt lịch sử trong quan hệ thương mại giữa hai nước.

Bối cảnh lúc đó khiến cho mỗi nước gặp không ít khó khăn, gây tác động

bất lợi đến sự phát triển quan hệ thương mại VN - LBN. Từ vị trí là thị

trường trọng yếu chiếm tỷ trọng đặc biệt lớn trong quan hệ thương mại

quốc tế của VN, kim ngạch ngoại thương giữa hai nước có những năm

chiếm tới 70 - 80% tổng kim ngạch ngoại thương của VN, đến nay con số

này chỉ còn xấp xỉ 2%. Buôn bán hai chiều giữa VN - LBN giảm sút mạnh.

Hàng hoá xuất khẩu của VN mất khả năng cạnh tranh trên thị trường

LBN, thị phần bị thu hẹp. Nhiều doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu của

VN đã phải từ bỏ thị trường này do có quá nhiều rủi ro. Tuy nhiên, xét về

lâu dài, LBN vẫn là một thị trường rộng lớn, giàu tiềm năng để VN đẩy

mạnh xuất, nhập khẩu hàng hoá, tăng cường quan hệ thương mại song

phương, phát huy lợi thế so sánh của mình. Hơn nữa, LBN vốn là thị

trường VN đã có quan hệ gắn bó từ lâu, điều kiện đang dần thay đổi, các

doanh nghiệp VN sẽ thuận lợi hơn khi thâm nhập và mở rộng hoạt động

ở thị trường này so với các thị trường mới khác. Trước đòi hỏi cấp bách

của thực tiễn phát triển và quản lý hoạt động thương mại quốc tế, cũng

như nhu cầu khôi phục và mở rộng quan hệ thương mại đối với thị

trường quen thuộc nhiều tiềm năng như thị trường LBN trong bối cảnh và

điều kiện mới, việc nghiên cứu thị trường LBN và quá trình phát triển

quan hệ thương mại VN - LBN là thực sự cần thiết, có ý nghĩa quan trọng

cả về lý luận và thực tiễn, tìm luận cứ xác thực phục vụ cho việc hoạch

định chính sách phát triển quan hệ thương mại VN - LBN trong giai đoạn

mới qua đó thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước phát triển

lên tầm cao mới. Quan hệ thương mại VN - LBN là một khâu trọng yếu

trong mối quan hệ hợp tác chiến lược phát triển của cả hai nước. Quan

hệ đó cần được phát triển không ngừng cả bề rộng lẫn chiều sâu, đạt tới

hiệu quả mong đợi. Đó là điều đã được lãnh đạo cấp cao hai nước luôn

khẳng định. Luận án này được thực hiện theo nội dung cốt lõi như đã

được trình bày.

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài luận án

Trong xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá và tự do hoá thương mại

đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay, hợp tác kinh tế, thương mại và hội

nhập vào kinh tế thế giới đang là những vấn đề thực tiễn nóng bỏng, sôi

động được cả giới khoa học và chính khách quan tâm. Vì vậy, việc nghiên

cứu quan hệ hợp tác thương mại giữa VN và LBN không phải là chủ đề

hoàn toàn mới. Cũng đã có những công trình nghiên cứu có liên quan đến

vấn đề này, song chưa nhiều và đề cập với nhiều cách tiếp cận khác nhau.

Nhìn chung, các công trình đã nghiên cứu và phản ánh đa dạng mối quan

hệ VN - LBN trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, thương mại, đầu tư, văn

hóa xã hội trong các thời kỳ khác nhau. Nhưng chưa có công trình nào

nghiên cứu một cách hệ thống quá trình phát triển quan hệ thương mại VN

- LBN từ khi hai nước chính thức có quan hệ thương mại đến năm 2005,

dưới góc độ lịch sử kinh tế từ phía VN, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội

nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT).

3. Mục đích nghiên cứu và ý nghĩa của luận án

* Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn

quan hệ thương mại quốc tế nói chung và quan hệ thương mại giữa VN

và LBN nói riêng trong bối cảnh HNKTQT. Phân tích, đánh giá thực trạng

quan hệ thương mại giữa VN và LBN giai đoạn từ 1992 đến 2005. Kiến

nghị giải pháp nhằm phát triển quan hệ thương mại giữa VN và LBN đến

năm 2010 định hướng đến năm 2020.

* ý nghĩa của luận án: Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là

những luận cứ khoa học cần thiết giúp các cơ quan quản lý Nhà nước

trong việc hoạch định chính sách và tổ chức hoạt động thương mại quốc

tế nói chung và hoạt động thương mại giữa VN - LBN nói riêng; Giúp các

doanh nghiệp của hai nước có thêm những thông tin và nhận thức mới về

chính sách, môi trường kinh doanh, kinh nghiệm của các đối tác và thị

trường của nhau để có thể đạt hiệu quả cao nhất trong hoạt động thương

mại; Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu

tham khảo cho các cán bộ nghiên cứu và giảng dạy đại học về quá trình

phát triển quan hệ thương mại VN - LBN.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án: Quá trình phát triển quan hệ

thương mại VN - LBN trong bối cảnh HNKTQT.

Phạm vi nghiên cứu của luận án: Thương mại hàng hoá giữa VN

và LBN; Đánh giá khái quát hoạt động thương mại hai nước thời kỳ

trước năm 1992 (từ 1955 đến 1992); Nghiên cứu thực trạng hoạt động

thương mại hàng hóa giữa hai nước từ năm 1992 đến 2005; Giải pháp

phát triển quan hệ thương mại VN - LBN áp dụng cho giai đoạn từ nay

đến 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

5. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp duy vật biện chứng và phương

pháp duy vật lịch sử, kết hợp phương pháp lịch sử và phương pháp logic;

Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp và phương pháp so sánh.

6. Những đóng góp của luận án

- Hệ thống hoá và làm sâu sắc hơn một số vấn đề lý luận về phát

triển quan hệ thương mại giữa VN và LBN trong xu hướng khu vực hoá

và toàn cầu hoá. Bên cạnh những cơ sở lý thuyết mang tính kinh điển,

quan hệ thương mại quốc tế VN - LBN còn được xác lập trên cơ sở vị thế

địa - chính trị và địa - kinh tế của VN trong hệ thống xã hội chủ nghĩa

trước đây và ở khu vực Đông Nam á. Sau khi Liên Xô tan rã, cả hai nước

thực hiện tự do thương mại và HNKTQT thì cơ sở của quan hệ thương

mại giữa VN và LBN còn là vị thế địa - chính trị, địa-chiến lược và địa -

kinh tế của VN trong khu vực và ASEAN.

- Đánh giá thực trạng phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước

VN và LBN, làm rõ những hạn chế và nguyên nhân. Trên cơ sở nghiên

cứu lý luận và thực tiễn, luận án đã khẳng định tiềm năng và lợi ích của

sự phát triển quan hệ thương mại VN - LBN trong bối cảnh mới, trên cơ

sở đó xây dựng quyết tâm chiến lược phát triển mối quan hệ này,

- Đề xuất giải pháp phát triển quan hệ thương mại VN - LBN trong bối

cảnh HNKTQT, trong đó có các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các mặt

hàng VN có lợi thế sang thị trường LBN, gắn hoạt động xuất khẩu trực

tiếp với đầu tư vào LBN để tăng giá trị gia tăng của các hàng nông sản

xuất khẩu của ta, cũng như tạo điều kiện để thâm nhập sâu hơn vào các

kênh phân phối của LBN

- Bổ sung nguồn tư liệu cho công tác nghiên cứu, cho các nhà quản

lý và hoạt động thực tiễn về quá trình phát triển quan hệ thương mại VN -

LBN - cả hai nước đang tiến rất gần đến việc trở thành thành viên chính

thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ

lục, nội dung của luận án được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của quan hệ thương mại

quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hoá và HNKTQT.

Chương 2: Thực trạng quan hệ thương mại VN - LBN thời kỳ

1992 - 2005

Chương 3: Giải pháp phát triển quan hệ thương mại VN - LBN

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Quá trình phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Quá trình phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
  • Quá trình phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
  • Quá trình phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
  • Quá trình phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
  • Quá trình phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
  • Quá trình phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
  • Quá trình phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
  • Quá trình phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
  • Quá trình phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
  • Quá trình phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
  • Quá trình phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
  • Quá trình phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
  • Quá trình phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
  • Quá trình phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
  • Quá trình phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư giữa ...

Upload: n32nam

📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 431
Lượt tải: 16

Quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư giữa ...

Upload: tazan_509

📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 366
Lượt tải: 17

Một số biện pháp chủ yếu nhằm khai thác và ...

Upload: trananhtuanvn72

📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 420
Lượt tải: 16

Quá trình phát triển của quan hệ Việt Nam ...

Upload: dinhchiendn

📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 282
Lượt tải: 17

Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam Hàn Quốc ...

Upload: uniconscorp

📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 502
Lượt tải: 16

Điều chỉnh chính sách thương mại của Việt ...

Upload: huuhoang15

📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 617
Lượt tải: 17

Chính sách thương mại trung quốc trong bối ...

Upload: leanhduc1985

📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 442
Lượt tải: 16

Cộng hoà Nam Phi giải pháp phát triển cho ...

Upload: ubck_nha_nuoc

📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 295
Lượt tải: 16

Cộng hoà nam phi giải pháp phát triển cho ...

Upload: bingbongdz

📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 301
Lượt tải: 16

Cộng hoà Nam Phi giải pháp phát triển cho ...

Upload: tueminh_200vn

📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 435
Lượt tải: 16

Quan hệ Kinh tế Thương Mại Việt Nam Trung ...

Upload: tuan_pnh

📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 554
Lượt tải: 17

Quan hệ Kinh tế Thương Mại Việt Nam Trung ...

Upload: hieutran007

📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 364
Lượt tải: 17

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Quá trình phát triển quan hệ thương mại giữa ...

Upload: duoctanlasuong

📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 494
Lượt tải: 19

CHUYÊN MỤC

Kinh tế Kinh tế đối ngoại
Quá trình phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế 1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài luận án Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, từng bước hội nhập vào kinh tế khu vực và kinh tế thế giới, Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ vai trò của hoạt động kinh tế đối ngoại, coi đó là pdf Đăng bởi
5 stars - 214086 reviews
Thông tin tài liệu 28 trang Đăng bởi: duoctanlasuong - 08/06/2025 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 08/06/2025 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Quá trình phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế