Mã tài liệu: 263543
Số trang: 55
Định dạng: zip
Dung lượng file: 351 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
LỜI NÓI ĐẦU
Trong suốt quá trình lịch sử xây dựng và phát triển đất nước, Việt Nam chủ yếu dựa vào nền kinh tế nông nghiệp và nông thôn Việt Nam giữ vị trí quan trọng với 80% dân số và 73% lực lượng lao động xã hội làm nông nghiệp và “... chúng ta không thể có con đường nào khác là phải xây dựng một nền nông nghiệp mạnh và phát triển bền vững (cả về kinh tế, xã hội và sinh thái), dựa vào công nghệ cao từng bước Hiện đại hóa vươn lên trong cạnh tranh ngay cả trên thị trường trong nước và nước ngoài ” (trích bài Nói chuyện của phó thủ tướng Nguyễn Công Tạn tại hội nghị báo cáo sinh viên về giải quyết việc làm và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, thông tin công tác tư tưởng số 7/2001) và “nông nghiệp Việt Nam trong thế kỷ XXI phải phấn đấu trở thành nền nông nghiệp có tỷ trọng hàng hóa cao mức xuất khẩu cao" (Nghị quyết của chính phủ số 09/2001/NQ-CP)
Hoạt động ngoại thương có vai trò rất lớn trong sự phát triển thần kỳ của một số nước như Nhật bản, các nước NICs... và là các vấn đề tốt để hội nhập vào xu thế phát triển nền kinh tế thế giới.
Việt Nam đang trong giai đoạn xây dựng nên kinh tế thị trường, thực hiện chính sách “mở cửa" giao lưu làm ăn kinh tế với các nước trên thế giới, tiến hành Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đưa đất nước tiến lên xã hội chủ nghĩa. Vì vậy hoạt động ngoại thương có ý nghĩa chiến lược và là một bộ phận trọng yếu trong nền kinh tế. Nhận thức được điều này, Đảng và Nhà nước đang thực hiện việc chuyển đổi nên kinh tế theo hướng xuất khẩu.
Hơn nữa để góp phần vào công cuộc chuyển mình của đất nước thì Hiện đại hóa nông nghiệp, đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, phát triển sản xuất theo hướng xuất khẩu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và đời sống nhân dân. Sản xuất lúa gạo hàng hóa cũng đang là một vấn đề nóng bỏng đặt ra trong nông nghiệp hiện nay.
Tuy nhiên, việc đẩy mạnh xuất khẩu cũng như hiệu quả xuất khẩu gạo ở Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề bức xúc như giá gạo xuất khẩu, chất lượng gạo xuất khẩu, lợi ích của những người làm ra hạt gạo.... Như vậy việc xuất khẩu phải chịu tác động của rất nhiều các nhân tố cả tầm vi mô và vĩ mô.
Nhận thức được sự phức tạp và tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu cũng như trước đòi hỏi thực tế của việc hoàn thiện nâng cao hiệu quả công tác xuất khẩu, cũng như kiến thức được trang bị tại trường và việc tìm hiểu thực tế trong đợt thực tập cuối khóa tại Ban Kinh tế vĩ mô Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương. Em mạnh dạn xem xét và nghiên cứu về các vấn đề ảnh hưởng đến việc xuất khẩu gạo của Việt Nam và đề tài được chọn là:
“ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 1989-2003"
Hy vọng với đề tài này sẽ góp phần nhìn nhận và tháo gỡ khó khăn trong việc đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian tới.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 409
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 392
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 562
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 424
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 396
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 499
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 134
👁 Lượt xem: 487
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 556
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 450
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 502
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 343
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 242
⬇ Lượt tải: 17