Mã tài liệu: 302159
Số trang: 35
Định dạng: rar
Dung lượng file: 342 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
[FONT=Times New Roman]PHẦN GIỚI THIỆU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay trên thế giới xu thế toàn cầu hóa ngày càng được nhiều quốc gia chú trọng. Đặc biệt là việc gia nhập vào các tổ chức kinh tế lớn trên thế giới. Việt Nam cũng vậy, cũng bị ảnh hưởng không nhỏ bởi xu hướng toàn cầu này. Năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO, tổ chức thương mại lớn nhất thế giới. Đây có thể cơ hội tốt cho những bước tiến của kinh tế Việt Nam nhưng cũng không thể tránh được những thách thức mà tổ chức này đặt ra cũng như sự cạnh tranh gay gắt của các thành viên khác trong tổ chức. Bởi lẽ nó ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực kinh tế. Đặc biệt là đối với lĩnh vực xuất khẩu thủy sản của nước ta hiện nay. Trong các nước xuất khẩu thủy sản trên thế giới, Việt Nam được coi là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng thủy sản nhanh nhất, với tốc độ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn1998-2008 đạt 18%/năm. Hiện nay, thủy sản Việt Nam ngày càng được đánh giá cao trên thị trường quốc tế. Cả nước có khoảng 700 nhà máy chế biến thủy sản quy mô công nghiệp. Mặt hàng thủy sản của Việt Nam cũng đã và đang có mặt ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng nhiều mặt hàng thủy sản vẫn có được chỗ đứng riêng cho mình và duy trì tốc độ tăng trưởng. Thủy sản Việt Nam luôn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, ngành thủy sản cũng đang đứng trước nhiều khó khăn. Thị trường xuất khẩu thủy sản thế giới vẫn đang phải đối mặt với nền kinh tế toàn cầu chưa hoàn toàn thoát khỏi khủng hoảng. Tiêu dùng giảm, xu hướng tiết kiệm gia tăng, những rào cản kỹ thuật từ phía nhà nhập khẩu, đặc biệt là luật mới: Luật IUU (Quy định về hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định) bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2010… Với những thách thức cùng những rào cảng nêu trên, xuất khẩu thủy sản của ta có thể vượt qua và tiếp tục phát triển được hay không? Chính vì vậy mà đề tài “Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam gian đoạn 2007-2009” được thực hiện và qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho việc sản xuất, khai thác và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu chung
Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong gian đoạn 2007-2009 và đề xuất một số giải pháp cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản trong gian đoạn 2007- 2009.
- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn đối với xuất khẩu thủy sản.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho xuất khẩu thủy sản.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp được thu thập từ: internet, sách báo, tạp chí chuyên ngành kinh tế có liên quan đến đề tài nghiên cứu…
3.2 Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp so sánh số tuyệt đối để đánh giá sự biến động về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong thời gian nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh số tương đối để đánh giá tốc độ tăng trưởng của ngành thuỷ sản thông qua các chỉ tiêu nghiên cứu.
- Phân tích dựa theo ma trận SWOT để đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để xác định chiến lược từ đó đề ra một số biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Thời gian
- Số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu từ năm 2007 đến năm 2009.
- Đề tài được thực hiện từ ngày 25/5 đến ngày 20/6/2010.
4.2 Không gian
Địa bàn nghiên cứu: Việt Nam.
4.3 Đối tượng nghiên cứu
Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
*****
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.Kết luận
Thủy sản Việt Nam là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, có giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh và đem lại nguồn ngoại tệ lớn. Sản phẩm đã có mặt trên 163 quốc gia và vùng lãnh thổ và ngày càng đáp ứng nhu cầu cao của thị trường. Sản lượng và kim ngạch luôn có xu hướng tăng qua các năm. Tuy có giảm trong năm 2009, nhưng ngành thủy sản phải tồn tại trong môi trường mà kinh tế vẫn chưa qua giai đoạn khủng hoảng, phải vượt qua nhiều khó khăn thì con số giảm kim ngạch xuất khẩu 5,7% so với năm 2008, đó cũng là một kết quả đầy khả quan. Tuy nhiên, càng ngày việc xuất khẩu thủy sản càng gặp phải nhiều khó khăn hơn từ các thị trường khó tính, chủ yếu vẫn là xu hướng bảo hộ thương mại, hàng rào kỹ thuật, kiểm dịch chặt chẽ và thường xuyên ban hành các tiêu chuẩn mới khắt khe hơn về dư lượng kháng sinh và an toàn vệ sinh thực phẩm. Sản xuất trong nước còn manh múng, khai thác gần bờ, tàu thuyền chậm đổi mới, kĩ thuật nuôi trồng vẫn còn chậm mang lại hiệu quả, cả khai thác và nuôi trồng chưa được qui hoạch… Các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vẫn đang gặp gắt rối về vấn đề nguyên liệu đầu vào và chi phí vốn nhà máy hoạt với công suất không cao, chi phí sản xuất cũng tăng cao… Chính vì vậy ngành thủy sản cần có những biện pháp để tận dụng những lợi thế đang có đồng thời khắc phục những khó khăn đang tồn tại. Có như thế, ngành thủy sản mới phát triển và tăng trưởng bền vững được.
2.Kiến nghị
2.1 Đối với doanh nghiệp
Các thị trường nhập khẩu ngày càng khắt khe hơn với những qui định mới, với những tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng cao… đòi hỏi các doanh nghiệp cần nhanh chóng thích ứng mới có thể thâm nhập sản phẩm sâu rộng vào đây. Mặc dù vậy hiện tại các doanh nghiệp của Việt Nam vẫn chưa ý thức rõ ràng về những thách thức mới này. Hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu chỉ quan tâm đến giá cả và lợi nhuận trước mắt, họ chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm, chưa có sự đầu tư đúng mức cho xây dựng được thương hiệu riêng và tạo chỗ đứng vững chắc cho mình. Một số sản phẩm của ta đang được nuôi trồng với số lượng và quy mô lớn nhưng chưa có kế hoạch và phương hướng bao tiêu hợp lý nên dẫn đến việc các nhà xuất khẩu Việt Nam tự cạnh tranh với nhau ngay trên “sân nhà”, dẫn tới việc hàng của ta không đủ sức cạnh tranh với các nhà xuất khẩu thủy sản trên thế giới. Chính vì vậy để có thể đưa hàng qua các thị trường khó tính như Nhật Bản, EU, Nga… các doanh nghiệp xuất khẩu nên tự tìm cho mình một chiến lược an toàn trong lĩnh vực thanh toán, quan tâm đúng mức tới chất lượng sản phẩm, Điều cần thiết hiện nay là các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng chế biến, xây dựng một mối liên kết thực sự vững chắc giữa sản xuất nguyên liệu và chế biến xuất khẩu, thường xuyên quan tâm đến những khó khăn, bất cập mà người nuôi trồng và khai thác gặp phải, để hổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả từ khâu sản xuất đến khâu chế biến… Có như vậy mới tránh được những rủi ro tiềm ẩn từ các nước nhập khẩu và tăng giá trị cho thủy sản nước nhà. Bên cạnh đó, cần phải có kết hoạch tổ chức xúc tiến thương mại và công tác thị trường cho tốt, có chiến lược thị trường đàng hoàng, rõ ràng. Chiến lược thị trường cần chú ý đến nhu cầu, thị hiếu để cải tiến về quy trình sản xuất, đóng gói bao bì, xây dựng được mạng lưới phân phối tại thị trường bản xứ và bán những khách hàng cần. Buôn có bạn, bán có phường, phải có bạn bè khách hàng tình nghĩa chứ không theo kiểu chộp giật, có mới nới cũ thì mới có thể thành công.
2.2 Đối với nhà nước
Với những lợi thế và khó khăn đang tồn tại hiện nay, ngành thủy sản cần có những giải pháp cụ thể để thủy sản có thể phát triển bền vững, và những chính sách từ các cơ quan nhà nước là sự hổ trợ đắt lực cho việc thực hiện những giải pháp này.
Xuất khẩu ngày càng bị áp lực cạnh tranh, rào cản kỹ thuật các nước cứ gia tăng - trong khi chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm của ta chưa đồng bộ. Nuôi trồng, đánh bắt xa bờ vẫn còn gặp nhiều khó khăn, quy hoạch thủy sản còn chồng chéo… Vì vậy các cơ quan ban ngành cần có chính sách đầu tư và qui hoạch rõ ràng để có thể ổn định việc nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu, đẩy mạnh thực thi mô hình liên kết “2 nhà” là nhà nông và doanh nghiệp, sau đó rút kinh nghiệm để nhân rộng. Không chỉ liên kết trong nước mà còn áp dụng liên kết ngoài nước. Theo đó phối hợp với các ngành liên quan kiểm soát chặt số lượng và chất lượng các sản phẩm thủy sản trong nước trước khi xuất khẩu, liên hệ với cơ quan quản lý nước nhập khẩu để thống nhất về số lượng, chất lượng, giá cả… rồi mới giao hàng. Làm chặt như vậy sẽ loại được tình trạng hàng kém chất lượng xuất ra bên ngoài.
Tình trạng thiếu nguyên liệu đang diễn ra nghiêm trọng, các nhà máy chỉ chạy 30-40% công suất. Trong thời gian tới, nếu như Nhà nước có các chính sách mới như nhập nguyên liệu tạm thời từ bên ngoài phục vụ sản xuất thì có thể cải thiện được tình trạng trên.
Ngoài ra với xu thế thị trường thuận lợi hiện nay, các cơ quan ban ngành cần có những chính sách đẩy mạnh thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, tổ chức các hoạt động quảng bá sản phẩm thủy sản của Việt Nam tại nước ngoài với nội dung và hình thức đổi mới. Thông qua các hội chợ triển lãm, các cơ hội xúc tiến đầu tư... tổ chức các sự kiện quảng bá nhằm giúp người tiêu dùng hiểu rõ giá trị của sản phẩm thủy sản Việt Nam, tạo dựng vị thế vững chắc cho thủy sản việt Nam trên thương trường.
2.3 Đối với người nuôi trồng thủy hải sản
Không chỉ đối mặt với những khó khăn về giá thành, nguyên liệu đầu vào, ngành thủy sản Việt Nam còn phải đối mặt với những rào cản thương mại mang tính bảo hộ ngày càng nhiều từ các nước nhập khẩu. Khách hàng không chỉ tìm hiểu kỹ điều kiện của cơ sở chế biến, kinh doanh thủy hải sản mà họ còn muốn biết tường tận nguồn gốc của sản phẩm như được đánh bắt hay nuôi từ vùng nào, sử dụng những loại thuốc gì, thức ăn ra sao, cách thức chăm sóc, các vấn đề về môi trường trong quá trình nuôi…Chính vì vậy, người nuôi trồng cần phải thường xuyên nắm bắt thông tin về yêu cầu đối với chất lượng những sản phẩm mình đang làm ra. Đặc biệt người nuôi nên chú trọng tất cả các khâu trông nuôi trồng, từ khâu con giống cho đến khi xuất bán, đảm bảo việc bảo vệ môi trường trong quá trình nuôi. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu đang diễn ngày càng rõ rệt, ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất nuôi trồng. Vì thế người nuôi nên thường xuyên theo dõi vấn đề này, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ ngày càng nhiều hơn vào nuôi trồng để năng suất và chất lượng luôn được đảm bảo. Ngoài ra, thời vụ thả nuôi cũng rất quan trọng,vì nếu thả nuôi đúng thời điểm người nuôi có thể tránh được tình trạng treo ao chờ giá gây tổn thất lớn cho các hộ nuôi, và góp phần ổn định nguồn nguyên liệu cho chế và xuất khẩu, đồng thời tránh được sự ép giá từ các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản.
Luận văn dài 39 trang, chia làm 3 chương
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 409
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 250
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 391
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 323
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 504
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 363
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 1553
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 435
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 468
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 623
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 688
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 320
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 450
⬇ Lượt tải: 16