Mã tài liệu: 234416
Số trang: 43
Định dạng: doc
Dung lượng file: 194 Kb
Chuyên mục: Tâm lý học
MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong suốt qúa trình đánh giá cách mạng Việt Nam Đảng ta luôn chú trọng yếu tố con người, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay, đất nước ta đang bước vào thời kỳ xây dựng đất nước công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng - dân chủ - văn minh. Việc xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ đạo đức thể chất cũng trở nên quan trọng và bức thiết. Văn kiện Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh : “Đáp ứng yêu cầu của con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá”.
Qua nghiên cứu tình hình tội phạm, thực trạng đang diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng cả về số vụ và tính chất mức độ phạm tội. Tình hình trẻ em phạm tội và các loại tệ nạn xã hội trong nhà trường xảy ra nghiêm trọng ở hầu hết các địa phương trong cả nước với con số làm nhức nhối trong nhân dân, đó là số trẻ em (vị thành niên) phạm tội trung bình hàng năm chiếm từ 8 - 10% tổng số tội phạm, mà trước năm 1986 chỉ có 4,1%. Trước tình hình đó tâm lý học pháp lý có nhiêm vụ nghiên cứu đưa ra nhiều giải pháp hữu hiệu trong hoạt động giáo dục cải tạo kẻ phạm tội nói chung và trẻ em vị thành niên nói riêng nhằm đấu tranh phòng chống tội phạm cũng như các hành vi vi phạm pháp luật khác để bảo vệ quyền, lợi ích của Nhà nước, của các tổ chức xã hội và của công dân. Điều quan trọng nhất ở nước ta khẳng định được “Tâm lý học tư pháp là một chuyên ngành còn mới mẻ trong hệ thống khoa học tâm lý, nhiêm vụ của tâm lý học tư pháp nghiên cứu những cơ sở tâm lý của hành vi tuân thủ pháp luật (ý thức pháp luật, đạo đức, ý thức xã hội, những chuẩn mực xã hội, nhân cách của người phạm tội là vị thành niên nói riêng” và có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Ở Việt Nam những chương trình nghiên cứu về “giáo dục cải tạo trẻ em vị thành niên” trong những năm qua là rất nhiều, có thể xếp đề tài đó theo các thời kỳ như sau : Từ năm 1954 - 1974 công cuộc cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Từ 1975 đến nay là thời kỳ cả nước độc lập thống nhất xây dựng chủ nghĩa xã hội, đưa dất nước phát triển. Mỗi một thời kỳ đều có một đặc điểm riêng, do những đặc điểm có sự chi phối riêng song vấn đề giáo dục cải tạo trẻ em vị thành niên có nhiều thay đổi, chuyển dịch.
- Từ năm 1954 đến năm 1975 mức độ phạm tội của trẻ em vị thành niên là rất ít
- Từ năm 1975 đến 1995 mức độ phạm tội của trẻ em vị thành niên có chiều hướng gia tăng.
- Từ năm 1977 đến nay trẻ em vị thành niên phạm tội tăng cao. Ngành Tâm lý học Việt Nam phát triển là một khoa học có cách nhìn nhận mới từ cách hiểu việc giáo dục, cải tạo trẻ em vị thành niên trên phương diện lý thuyết thuần tuý đến cách hiểu việc giáo dục cải tạo trẻ em vị thành niên trong thực tế sáng tạo với các chương trình có giá trị lớn như : Tâm lý học pháp lý, Tâm lý học đại cương, tâm lý học gia đình đặc biệt trong Hiến pháp, các Bộ Luật hình sự (sửa đổi) đã mở ra giải pháp phòng chống tội phạm nói chung và giải pháp giáo dục trẻ em vị thành niên, giúp họ nhanh chóng tái hội nhập cộng đồng.
Đề tài: Thực trạng giáo dục cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp ở tỉnh Hưng Yên
1.2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Nghiên cứu thực trạng về trẻ em vị thành niên phạm pháp ở Hưng Yên.
Tìm hiểu môi trường xã hội, gia đình đối với giáo dục cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp.
Thực trạng trẻ em vị thành niên phạm pháp ở Hưng Yên với những hoạt động tích cực của các ngành các cấp, các đơn vị công an, trường học.
Với trách nhiệm của mình góp phần giáo dục cải tạo các trẻ em hư, phạm pháp.
1.3. Mục đích nghiên cứu:
Ngành tâm lý học tư pháp có vai trò rất quan trọng trong giáo dục và cải tạo người phạm tội là vị thành niên tiến bộ trở lại hoà nhập cộng đồng. Viện nghiên cứu về giáo dục cải tạo trẻ em vị thành niên mang tính nhân văn, nhân đạo. Nhà nghiên cứu tâm lý học, sinh viên khoa tâm lý học cần tập trung vào mối quan tâm của gia đình, xã hội, phân tích những yếu tố văn hoá, xã hội từng giai đoạn lịch sử, trình độ hiểu biết pháp luật, và ý thức tuân thủ pháp luật để giúp trẻ em phạm tội, chủ động cải tạo, hoàn lương, trở thành thành viên tốt, sống có ích cho gia đình và xã hội.
Đối với tâm lý học tư pháp, rất quan tâm đến môi trường cải tạo trẻ em phạm pháp, đó là yếu tố môi trường xã hội tốt, tổ ấm gia đình, hoàn cảnh sống được thể hiện ở sự đầu tư của bố mẹ, trẻ em tiến bộ phần lớn phụ thuộc vào sự chăm sóc của người lớn không phải chỉ là đầu tư tiền bạc mà đầu tư thì giờ tâm trí tình cảm. Đối với con cái thì nhu cầu hàng đầu là được trưởng thành tiến tới tự lập.
Để làm việc này chúng ta những sinh viên tâm lý xác định đúng và nhìn nhận rõ ràng nguyên nhân vì sao một số các em vị thành niên hư phạm tội. Việc giáo dục cải tạo ra sao? Phương pháp nào đúng, hữu hiệu hơn - nắm và hiểu đầy đủ kiến thức pháp luật, tuyên truyền mọi người ý thức tuân thủ pháp luật qua đó khẳng định chế độ nhà nước ta, Nhà nước xã hội chủ nghĩa quản lý xã hội bằng pháp luật, có nhiều ngành có vai trò quan trọng trong xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 695
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 556
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 441
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 1190
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 601
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 203
👁 Lượt xem: 1521
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 672
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 120
👁 Lượt xem: 998
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 124
👁 Lượt xem: 703
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 685
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 542
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 643
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 759
⬇ Lượt tải: 19