Mã tài liệu: 87819
Số trang: 121
Định dạng:
Dung lượng file: 1,454 Kb
Chuyên mục: Tâm lý học
Trong thời đại ngày nay, trước sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật và công nghệ (đặc biệt trong lĩnh vực thông tin) đã dẫn đến sự tăng lên nhanh chóng khối lượng tri thức của nhân loại và tốc độ ứng dụng tri thức vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Tình hình đó đã làm thay đổi những quan niệm về Giáo dục - Đào tạo. Ngày nay, giáo dục không chỉ được xem là sự chuyển tải kinh nghiệm lịch sử xã hội của thế hệ trước cho thế hệ sau, mà quan trọng hơn là trang bị cho mỗi người phương pháp học tập, tìm cách phát triển năng lực nội sinh, phát triển tư duy nội tại, tư duy độc lập sáng tạo, xây dựng cho họ kỹ năng, phương pháp tự học tập, tự phát triển. Để đáp ứng được tốt yêu cầu đó, giáo dục phải đổi mới một cách toàn diện, trong đó, việc đổi mới phương pháp giáo dục là một khâu then chốt.
Nghị quyết Trung ương II (khóa VIII) đã chỉ rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thói quen nền nếp tư duy sáng tạo cho người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và hiện đại vào quá trình dạy học”.
Theo tinh thần của nghị quyết Trung ương II (khóa VIII) về đổi mới phương pháp dạy học, những năm gần đây, các nhà trường đã quan tâm vào việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của người học và đã thu được những kết quả nhất định.
Trường Sư phạm là cái nôi của sự nghiệp giáo dục cả nước, là nơi đào tạo ra những thầy cô không chỉ có vốn tri thức khoa học phong phú mà còn giỏi về chuyên môn nghiệp vụ trong tương lai. Do đó, các Trường Sư phạm phải luôn là cánh chim đầu đàn trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Nhận thức sâu sắc vấn đề này, các Trường Sư phạm nói chung, Trường Đại học Hải Phòng nói riêng, đã có sự quan tâm đầu tư nghiên cứu, ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực vào quá trình dạy học ở tất cả các môn học. Tuy nhiên, trên thực tế, việc giảng dạy bộ môn Tâm lý học ở Trường Đại học Hải Phòng của các giảng viên phần lớn vẫn sử dụng phương pháp truyền thống theo kiểu đọc – chép, việc đưa vào sử dụng các phương pháp dạy học tích cực còn hạn chế, chưa thường xuyên. Do vậy, chưa phát huy được tính tích cực độc lập, sáng tạo của sinh viên và tất yếu sản phẩm đào tạo ra chưa được như mong muốn.
Kết cấu đề tài:
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI TRONG DẠY HỌC MÔN TÂM LÝ HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
CHƯƠNG 3 THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 224
👁 Lượt xem: 2732
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 339
👁 Lượt xem: 348
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 226
👁 Lượt xem: 904
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 6834
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 533
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 2197
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 187
👁 Lượt xem: 5320
⬇ Lượt tải: 27
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 121
👁 Lượt xem: 2006
⬇ Lượt tải: 25