Mã tài liệu: 254999
Số trang: 54
Định dạng: doc
Dung lượng file: 389 Kb
Chuyên mục: Tâm lý học
LỜI MỞ ĐẦU&
“Gia đình!”, hai tiếng thiêng liêng, là tổ ấm khi bước chân xa về mệt mỏi, là nơi ta sinh ra và lớn lên gắn bó chứa chan tình thương yêu hạnh phúc, ai cũng có một gia đình, hãy giữ những phút giây thương yêu, quan tâm chia sẻ những khó khăn cùng nhau, để mỗi người là một sự gắn kết là mối dây liên hệ gia đình, có ý thức tốt hơn và sống tốt hơn. Để mỗi gia đình là một tế bào tốt của xã hội.
Một bữa ăn thật ngon với rau và các món dân dã nhưng chan chứa tình thương yêu ngọt ngào. Bên mâm cơm quây quần đó, những câu chuyện về cuộc sống xung quanh, về chuyện học tập của con cháu, về những lo toan vui buồn khó khăn trong cuộc sống đều được sẻ chia, động viên, dạy bảo, là câu chuyện vui của những đứa cháu nhỏ, là tiếng cười của ông bà, của cha mẹ.
Dù đi đâu và làm bất cứ công việc gì cũng tranh thủ cố gắng về nhà, nơi không chỉ là yên bình ấm áp mà còn là để cùng được ăn cơm với gia đình. Nó đã hình thành nên một thói quen, một nếp sinh hoạt trong mỗi thành viên gia đình.
Đôi lúc bận công việc xa nhà, được chiêu đãi những nơi sang trọng, ăn những món ăn ngon nhưng mâm cơm rau của gia đình vẫn là một hình ảnh làm chúng ta nhớ mãi. Vì ở nơi đó là không khí chan hòa, là những bát cơm được xới từ tay mẹ, được gắp cho ông bà một miếng cá ngon, cũng có khi ông bà lại nhường cho cháu một lát cá to, là hôm nào mệt ăn ít cơm lại được một lời ân cần lo lắng: sao hôm nay ăn ít vậy con! .
Từ trong chính cuộc sống gia đình, sự hình thành nên mỗi con người rất là quan trọng, người ta có thể sống tốt trong xã hội hay không cũng bắt nguồn từ đây. Vì vậy sự gắn kết là mối dây liên hệ gia đình là điều rất quan trọng. Một bữa cơm ngon nhưng ai nấy cắm cúi ăn rồi bỏ đi điều đó thật đáng buồn và cảm giác cô đơn lạc lõng chính trong gia đình mình, không có sự quan tâm gắn kết với người thân, khiến người ta dễ đi đến lối sống bất cần, không tự chủ.
Hãy trân trọng hạnh phúc gia đình và tạo nên hạnh phúc, đừng sống hời hợt và vô cảm với nhau trong chính gia đình mình. Bởi không có gì đẹp và đáng quý hơn là cuộc sống trong mái ấm gia đình.
Nhận thức được tầm quan trọng trong giao tiếp gia đình và kết hợp với kiến thức thực tiễn được tiếp thu ở nhà trường và tài liệu tham khảo thực tế cùng với sự giúp đỡ hướng dẫn nhiệt tình của cô Lê Thị Hải Vân, nhóm chúng em đã nghiên cứu đề tài với nội dung “ Nghệ thuật giao tiếp trong gia đình”. Đề tài gồm 3 phần:
Phần I: Lý thuyết về giao tiếp.
Phần II: Thực trạng giao tiếp trong gia đình hiện nay.
Phần III: Kỹ năng giao tiếp ứng xử trong gia đình.
Phần IV: Kết luận.
Do kiến thức thực tế và hiểu biết còn hạn chế, nhóm chúng em mong sự góp ý của thầy cô và các bạn để nhóm có thể có cách nhìn sâu sắc hơn, thực tế hơn giúp cho nhóm tiếp nhận kiến thức của chuyên nghành mình thuận lợi và áp dụng tốt công việc sau này.
Chúng em xin chân thành cảm ơn giảng viên HUỲNH BÁ THÚY DIỆU đã trực tiếp hướng dẫn nhóm hoàn thành đồ án này.
Xin trân trọng cảm ơn
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 126
👁 Lượt xem: 2682
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 672
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 149
👁 Lượt xem: 954
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 528
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 4567
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 267
⬇ Lượt tải: 15
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 913
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 610
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 507
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 685
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 556
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem