Mã tài liệu: 300445
Số trang: 82
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 973 Kb
Chuyên mục: Vật lý
MS: LVVL-PPDH013
SỐ TRANG: 82
NGÀNH: VẬT LÝ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ
TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
NĂM: 2007
GIỚI THIỆU LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tiến hành đổi mới giáo dục ở tất cả các cấp
học nhằm đem lại sự phù hợp nhất định theo nhịp điệu phát triển của đất nước trong giai
đoạn mới. Theo phương hướng này, cùng với việc đổi mới nội dung từng môn học thì việc
thay đổi cách giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh cũng được đẩy mạnh. Nền giáo
dục Việt Nam cần phải trang bị cho học sinh kiến thức phổ thông nói chung và kiến thức vật
lý nói riêng. Những kiến thức này phải cơ bản, hiện đại, thiết thực, mang tính cập nhật cao.
Nội dung chương trình không mang tính hàn lâm mà coi trọng tính thực tiễn của kiến thức.
Việc nắm vững kiến thức cơ bản và vận dụng thành thạo các kỹ năng sẽ giúp cho học sinh
hình thành năng lực nhận thức, năng lực giải quyết vấn đề cũng như việc vận dụng linh hoạt
các kiến thức vào việc giải quyết các vấn đề trong thực tiễn, tạo cho học sinh động cơ học
tập tốt.
Trên tinh thần đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tiến hành thay sách giáo khoa, thay
đổi các phương pháp giảng dạy cho phù hợp với mục tiêu đề ra. Tuy nhiên trên thực tế cả
thầy lẫn trò vẫn còn gặp nhiều khó khăn, không thể thay đổi ngay lập tức những thói quen
đã có sẵn, nhất là đối với những kiến thức của vật lý hiện đại và mang tính cập nhật cao,
như những kiến thức của chương “Những kiến thức sơ bộ về hạt nhân nguyên tử” ở lớp 12.
Đối với học sinh thì đây là những kiến thức rất trừu tượng, khó tiếp thu, dễ bị nhầm lẫn; dẫn
đến việc học sinh thường học vẹt. Ngoài ra giáo viên vẫn chưa chú trọng đến chương này và
phân phối chương trình không dành nhiều thời gian cho phần này. Từ đó dẫn đến việc giáo
viên không coi trọng kiến thức chương này nên nội dung phần lý thuyết được rút gọn và
phần bài tập không được chú trọng.
Để góp phần nâng cao chất lượng dạy chương “ Những kiến thức sơ bộ về hạt nhân
nguyên tử” ở lớp 12 nói riêng và chương trình lớp 12 nói chung, chúng tôi đã chọn đề tài
nghiên cứu: “Xây dựng hệ thống bài tập của chương “Những kiến thức sơ bộ về hạt nhân
nguyên tử” lớp 12-THPT theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học
sinh”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Xây dựng hệ thống bài tập chương “ Những kiến thức sơ bộ về hạt nhân nguyên tử ”
ở các mức độ: biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp.
- Đưa ra cách sử dụng hệ thống bài tập này trong quá trình dạy học nhằm phát huy tính
tích cực, chủ động của học sinh. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của phương pháp dạy học Vật lý để phát huy tích tích cực,
chủ động của học sinh.
- Phân tích chương trình, nội dung kiến thức và kỹ năng cần đạt được của chương “
Những kiến thức sơ bộ về hạt nhân nguyên tử ”.
- Thực trạng dạy phần bài tập chương này ở một số trường THPT.
- Xây dựng hệ thống bài tập đảm bảo tính hệ thống, khoa học theo các mức độ: biết,
hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp.
- Thực nghiệm sư phạm tại một số trường THPT ở Thành phố Hồ Chí Minh.
- Nêu các kết luận về ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
4. Phương pháp nghiên cứu
Giai đoạn 1 :
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của dạy học Vật lý hiện đại.
- Nghiên cứu nội dung, cấu trúc chương trình chương “ Những kiến thức sơ bộ về hạt
nhân nguyên tử ” lớp 12-THPT.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận dạy bài tập Vật lý nhằm phát huy tính tích cực, chủ động
của học sinh.
- Dự giờ một số tiết bài tập tại một trường THPT để đưa ra nhận xét về việc dạy và học
phần bài tập chương “ Những kiến thức sơ bộ về hạt nhân nguyên tử ”
- Lấy ý kiến các chuyên gia và các giáo viên đang trực tiếp giảng dạy về bộ bài tập
trước khi đưa vào thực nghiệm sư phạm.
Giai đoạn 2 : Thực nghiệm sư phạm
- Xác định mục tiêu, đối tượng thực nghiệm sư phạm : chọn hai lớp 12 của trường
THPT Võ Trường Toản, quận 12, TP. Hồ Chí Minh (một lớp đối chứng, một lớp
thực nghiệm)
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm.
- Kết quả thực nghiệm sư phạm.
- Xử lý , thống kê, đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm : dùng phương pháp thống
kê toán học.
Giai đoạn 3 : Rút ra các kết luận.
5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: học sinh lớp 12 trong quá trình học tập chương “Những kiến
thức sơ bộ về hạt nhân nguyên tử”.
- Đối tượng nghiên cứu: hệ thống bài tập của chương “ Những kiến thức sơ bộ về hạt
nhân nguyên tử ” lớp 12-THPT. 6. Giới hạn của đề tài
Đề tài chỉ giới hạn ở chương “ Những kiến thức sơ bộ về hạt nhân nguyên tử ” lớp 12
THPT.
7. Giả thuyết khoa học
Xây dựng tốt hệ thống bài tập và vận dụng vào dạy học sẽ có tác dụng phát huy tính tích
cực, chủ động của học sinh khi học chương “ Những kiến thức sơ bộ về hạt nhân nguyên tử
” lớp 12-THPT.
8. Đóng góp mới của đề tài
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập này trong hoạt động dạy học giúp giờ học sinh
động, tạo ra sự hứng thú trong học tập và thu được kết quả học tập tốt hơn.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 116
👁 Lượt xem: 508
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 765
⬇ Lượt tải: 25
📎 Số trang: 175
👁 Lượt xem: 1106
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 1629
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 143
👁 Lượt xem: 795
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 161
👁 Lượt xem: 704
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 775
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 167
👁 Lượt xem: 928
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 902
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 236
👁 Lượt xem: 1101
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 157
👁 Lượt xem: 753
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 156
👁 Lượt xem: 766
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 576
⬇ Lượt tải: 17