Mã tài liệu: 300582
Số trang: 59
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,545 Kb
Chuyên mục: Vật lý
MS: LVVL-VLNT015
SỐ TRANG: 59
NGÀNH: VẬT LÝ
CHUYÊN NGÀNH: VẬT LÝ NGUYÊN TỬ, HẠT NHÂN VÀ NĂNG LƯỢNG CAO
TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
NĂM: 2010
GIỚI THIỆU LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của khoa học và kỹ thuật, các nguồn bức xạ được sử dụng ngày càng
nhiều trong hàng loạt các lĩnh vực như: công nghiệp, nông nghiệp, sinh học, y học, khảo cổ, tạo vật
liệu mới, kiểm tra khuyết tật, đo chiều dày vật liệu, xử lý nâng cao chất lượng sản phẩm… Vì vậy,
việc sử dụng các nguồn bức xạ ngày càng trở nên thường xuyên và phổ biến hơn.
Hiện nay có nhiều phương pháp kiểm tra khuyết tật hay đo chiều dày sản phẩm mà không cần
phá hủy mẫu (Non-Destructive Testing – NDT) như phương pháp truyền qua, chụp ảnh phóng xạ,
siêu âm, … cho kết quả nhanh chóng với độ chính xác cao. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thực
tế các phương pháp trên không được áp dụng mà thay thế vào đó là phương pháp tán xạ, đặc biệt là
tán xạ ngược được dùng và mang lại độ chính xác cao không kém hơn các phương pháp khác.
Hiện nay, phép đo chiều dày vật liệu dựa trên hiệu ứng gamma tán xạ ngược được ứng dụng
rộng rãi trong ngành công nghiệp ở nước ta, như ở các nhà máy giấy với việc sử dụng hệ đo chuyên
dụng dùng nguồn phóng xạ beta hay gamma mềm. Ưu điểm của phương pháp này là đo chiều dày
vật liệu chỉ cần dùng một phía của vật liệu (nguồn phóng xạ và detector ở cùng môt phía) thuận lợi
trong hệ thống băng chuyền công nghiệp, tốt với vật liệu nhẹ.
Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của máy tính chương trình mô phỏng vận chuyển bức xạ
bằng phương pháp Monte-Carlo ngày càng được sử dụng rộng rãi. Điều này gắn liền yêu cầu của
thực tế vì các thí nghiệm trong các lĩnh vực hạt nhân phức tạp và chi phí cho thí nghiệm tốn kém.
Tuy nhiên về mặt lý thuyết, việc hiểu bản chất một cách trực quan về hiệu ứng tán xạ Compton
còn là điều khó khăn đối với học viên khi tiến hành các bài thực tập về đo cường độ và chiều dày
vật liệu sử dụng bức xạ tán xạ. Vì vậy, để hỗ trợ và so sánh với kết quả đo thực nghiệm, trong luận
văn này đã áp dụng phương pháp nghiên cứu mô phỏng Monte Carlo bằng chương trình MCNP
(Monte Carlo N-Particles) đối với phép đo chiều dày một số liệu nhẹ khác nhau dựa trên hiệu ứng
bức xạ gamma tán xạ ngược.
Với mục đích nêu trên, nội dung của luận văn bao gồm 3 chương.
Chương 1: Trình bày tương tác của bức xạ gamma với vật chất và các yếu tố ảnh hưởng đến
cường độ tia gamma tán xạ ngược.
Chương 2: Giới thiệu phương pháp Monte Carlo, trình bày đặc điểm về chương trình MCNP
và trình bày phương pháp Monte Carlo trong mô phỏng tương tác của photon với vật chất của
chương trình MCNP.
Chương 3: Giới thiệu chi tiết về hệ đo chuyên dụng MYO-101 thuộc Phòng thí nghiệm Trung
tâm Đào tạo - Viện nghiên cứu hạt nhân, Đà Lạt. Sử dụng chương trình MCNP để mô phỏng hệ đo MYO-101. Sau đó đo thực nghiệm chiều dày các vật liệu nhẹ trên hệ đo và kiểm chứng với kết quả
tính toán bằng MCNP.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 772
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 132
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 868
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 603
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 582
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 640
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 184
👁 Lượt xem: 817
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 170
👁 Lượt xem: 1011
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 141
👁 Lượt xem: 2044
⬇ Lượt tải: 33
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 796
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 1475
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 134
👁 Lượt xem: 835
⬇ Lượt tải: 22
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 810
⬇ Lượt tải: 16