Mã tài liệu: 24703
Số trang: 119
Định dạng: docx
Dung lượng file: 713 Kb
Chuyên mục: Toán học
Một thực tế ở các nhà trường tiểu học hiện nay là việc dạy học toán có văn vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra đối với cả GV và HS. Đặc biệt là vấn đề “Thiết kế đề toán có văn” của GV, ở đây thay vì việc cần sáng tạo các đề toán mang tính thực tiễn để giúp HS hứng thú học tập, tạo cơ hội cho các em phát triển kĩ năng tư duy trong giải toán thì trong thực tế GV mới chỉ dừng lại ở những bài toán có sẵn trong sách giáo khoa hoặc các sách tham khảo mà nhiều HS đã được biết trước đó. Chính vì vậy rất nhiều HS thường gặp khó khăn và lúng túng trước những bài toán có văn mang tính thực tiễn cao.
Các bài toán có sẵn trong SGK cũng như các bài toán trong các sách tham khảo nói chung đã được chọn lọc và sắp xếp một cách có hệ thống, phù hợp với kiến thức và trình độ của học sinh, đã phản ánh được thực tiễn đời sống sinh hoạt lao động và học tập của các em. Tuy vậy trong dạy học GV vẫn cần phải nghiên cứu rõ vị trí, tác dụng của từng bài toán trong mỗi bài học, mỗi nội dung dạy học, mỗi chương...để vận dụng trong giảng dạy ao cho hợp lí. Mặt khác mỗi trường, mỗi lớp, mỗi địa phương lại có những đặc điểm, hoàn cảnh riêng do đo GV cần phải soạn thêm những đề toán mới để nâng cao chất lượng giáo dục làm cho nội dung các bài toán được phong phú hơn, phù hợp hơn với thực tế giảng dạy nhằm đáp ứng được yêu cầu dạy học. Thực tế giảng dạy đ• chứng tỏ được rằng: Nếu chỉ dừng lại ở việc sử dụng các bài toán có sẵn trong SGK và các loại sách tham khảo khác thì chưa thể trở thành một GV giảng dạy tốt. Những GV giỏi là những GV có khả năng sáng tác nhanh những đề toán mới phù hợp với yêu cầu của chương trình kich thích được tinh thần chủ động, sáng tạo trong học tập của HS. Hơn thế nữa, vân đề biết tự đặt ra các đề toán mới theo những yêu cầu nào đó còn là một trong những nội dung mà mỗi HS tiểu học cần phải đạt được. Việc làm này sẽ giúp các em nắm được các yếu tố cơ bản của một bài toán đó là cái đ• cho, cái phải tìm và các mối quan hệ nhờ đó sẽ giúp các em nhận thức được cấu trúc của một đề bài toán, giúp các em phát triển tư duy toán học một cách độc lập sáng tạo, tạo điều kiện gắn toán học vào thực tế đời sống của các em.
Để dạy tốt môn toán ở tiểu học yêu cầu đặt ra đối với mỗi GV là phải có ý thức tự rèn luyện khả năng tự thiết kế đề toán nói chung và đề toán có văn nói riêng. Việc làm này sẽ giúp GV nâng cao tiềm lực và cảm thấy vững vàng, tự tin hơn trong dạy học đặc biệt là những khi đứng trên bục giảng. Đối với những cán bộ làm công tác quản lí, việc phát triển kĩ năng thiết kế đề toán càng quan trọng hơn bởi mỗi khi thiết kế các đề bài toán kiểm tra hay thi họ sẽ không bị phụ thuộc vào các sách tham khảo, một việc làm rất dễ bị lộ đề ảnh hưởng đến chất lượng đánh giá...
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 666
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 709
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 901
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 287
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 670
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 611
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 774
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 2669
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 611
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 39
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 1335
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 943
⬇ Lượt tải: 18