Mã tài liệu: 290862
Số trang: 58
Định dạng: zip
Dung lượng file: 34,698 Kb
Chuyên mục: Sinh học
Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tài nguyên động vật rừng Việt Nam không những phong phú và đa dạng mà còn có tính đặc hữu cao. Đây là tiềm năng thực sự góp phần làm nền tảng cho chiến lược bảo vệ và phát triển bền vững đa dạng sinh học Việt Nam.
Động vật trong các hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở nước ta đã từng là nguồn cung cấp thực phẩm, nguồn dược liệu độc đáo mà nhân dân sử dụng từ thế hệ này đến thế hệ khác. Nhiều sản phẩm từ động vật rừng được sử dụng làm nguyên liệu để chế biến các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp và mỹ nghệ được ưa thích trên thị trường. Một số loài động vật có vai trò quan trọng trong nghiên cứu khoa học nhằm tìm ra các nguyên lý, các cơ chế sinh học, sinh lý học, phục vụ cho việc phòng và chữa bệnh, nâng cao sức khoẻ cộng đồng. Đặc biệt đó là ngân hàng gen vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người, là nguồn gốc của các loài động vật chăn nuôi trong gia đình hiện nay. Động vật rừng còn có vai trò không nhỏ trong việc điều chỉnh cân bằng hệ sinh thái.
Bò sát, Ếch nhái cũng là nguồn tài nguyên động vật có giá trị cao bên cạnh các tài nguyên thú, chim và cá. Trong các hệ sinh thái tự nhiên và các hệ sinh thái nhân văn ở mọi miền của nước ta, nguồn tài nguyên Bò sát, Ếch nhái có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống đối với các cộng đồng.
Trong cuộc sống hàng ngày Bò sát, Ếch nhái là đội quân cần mẫn giúp con người tiêu diệt các loài côn trùng gây hại cho nông - lâm nghiệp và tiêu diệt những vật chủ trung gian mang mầm bệnh lây truyền cho con người và gia súc. Nhiều loài Bò sát, Ếch nhái là nguồn thực phẩm có giá trị và ưa thích của nhân dân ta như: các loài Trăn, Rắn, Ba ba, Ếch nhái,...Nhiều loài còn là nguyên liệu để bào chế các loại thuốc quý hiếm phục vụ cho đời sống con người (Trần Kiên, 1981). Trong các phòng thí nghiệm Bò sát, Ếch nhái còn được dùng như một đối tượng nghiên cứu.
Vấn đề nóng bỏng hiện nay là nguồn tài nguyên động vật rừng nói chung và nguồn tài nguyên Bò sát, Ếch nhái nói riêng đang bị suy giảm mạnh. Nhiều loài đã trở nên rất hiếm, thậm chí một số loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Nguyên nhân chủ yếu là do nạn khai thác rừng bừa bãi dẫn đến diện tích rừng tự nhiên bị suy giảm mạnh làm cho một số loài mất sinh cảnh sống. Cùng với đó là nạn săn bắn động vật rừng gia tăng và công tác quản lý chưa có hiệu quả.
Nhằm bảo vệ tài nguyên rừng và các tài nguyên đa dạng sinh học, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, biện pháp tích cực. Bên cạnh những văn bản pháp luật, đến nay chúng ta đã xây dựng được một hệ thống rừng đặc dụng do các cấp từ địa phương đến Trung ương quản lý và bước đầu đã đạt được kết quả rất khả quan. Để làm cơ sở cho công tác bảo vệ tài nguyên, góp phần vào công tác bảo vệ và phát triển tài nguyên động vật rừng, được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong bộ môn Động vật rừng và trong khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trường, đặc biệt thầy giáo ThS. Đỗ Quang Huy tôi tiến hành làm đề tài: "Nghiên cứu một số đặc điểm khu hệ Bò sát, Ếch nhái vườn quốc gia Pù mát".
Mục tiêu của đề tài: nhằm đánh giá thành phần loài Bò sát, Ếch nhái của khu vực, đánh giá tính đa dạng sinh học, xác định mật độ, sự phân bố của các loài theo sinh cảnh và đai cao, xác định được giá trị tài nguyên, công tác tổ chức quản lý từ đó làm cơ sở đưa ra các giải pháp quản lý bảo vệ và kinh doanh rừng một cách hợp lý, đạt hiệu quả kinh tế cao, tạo ra sự phát triển bền vững.
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3
2.1. Tình hình nghiên cứu Bò sát, Ếch nhái Việt Nam 3
2.2. Tình hình nghiên cứu Bò sát, Ếch nhái vườn quốc gia Pù Mát 5
Phần 3: ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 7
3.1. Điều kiện tự nhiên 7
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 13
Phần 4: MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
4.1. Mục tiêu 16
4.2. Đối tượng nghiên cứu 16
4.3. Nội dung nghiên cứu 16
4.4. Phương pháp nghiên cứu 17
Phần 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 23
5.1. Thành phần loài 23
5.2. Mật độ quần thể 35
5.3. Sự phân bố của Bò sát, Ếch nhái theo sinh cảnh và đai cao 37
5.4. Giá trị tài nguyên và mức độ đe doạ 46
5.5. Công tác tổ chức quản lý tài nguyên và đề xuất một số giải pháp bảo tồn 49
PHẦN 6: KẾT LUẬN - TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 55
6.1. Kết luận 55
6.2. Tồn tại 57
6.3. Kiến nghị 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 1573
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 991
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 605
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 788
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 2962
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 680
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 118
👁 Lượt xem: 641
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 492
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 464
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 795
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 669
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 762
⬇ Lượt tải: 17