Mã tài liệu: 300337
Số trang: 61
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,679 Kb
Chuyên mục: Sinh học
MS: LVSH-VSV023
SỐ TRANG: 61
NGÀNH: SINH HỌC
CHUYÊN NGÀNH: VI SINH VẬT HỌC
TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
NĂM: 2009
GIỚI THIỆU LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU
Nấm sợi hay còn gọi là nấm mốc, phát triển rất nhanh trên nhiều nguồn cơ chất hữu cơ khi gặp
điều kiện khí hậu nóng ẩm. Trong tự nhiên, nấm sợi phân bố rất rộng rải và tham gia tích cực vào các
vòng tuần hoàn vật chất, nhất là quá trình phân giải chất hữu cơ hình thành chất mùn.
Ngoài ra, có rất nhiều loài nấm sợi được sử dụng rộng rải trong CN chế biến thực phẩm (làm
tương, nước chấm…), trong CN enzim (sản xuất amilaza, proteaza, cellulaza…), CN dược phẩm (sản
xuất KS, steroid…), sản xuất thuốc trừ sâu sinh học, kích thích tố sinh trưởng TV, sản xuất sinh khối
nấm sợi để phục vụ chăn nuôi và dinh dưỡng cho người (mycoprotein), dùng nấm sợi để xử lý ô nhiễm
MT.
Bên cạnh đó còn có nhiều loài nấm sợi ký sinh trên người, ĐV, TV gây ra nhiều bệnh khá nguy
hiểm. Nhiều nấm sợi sinh ra các độc tố nấm có thể gây ra bệnh ung thư và nhiều bệnh khác. Nấm mốc
còn có thể phát triển, sinh axít và làm mờ các vật liệu vô cơ (thấu kính ở ống nhòm, kính hiển vi và
một số dụng cụ quang học khác)
Để tận dụng tối đa nguồn lợi to lớn từ nấm sợi đồng thời hạn chế các tác hại do nấm sợi gây ra,
con người đã tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nấm sợi. Trước đây, các nhà nghiên cứu
thường tập trung tìm hiểu nấm sợi phân bố ở đất liền. Những năm gần đây, con người mới nhận thấy
hết được tầm quan trọng của hệ sinh thái RNM - HST có năng suất sinh học cao nhất trong các HST.
Với điều kiện sinh thái của RNM con người có thể nghiên cứu khả năng chịu đựng và phục hồi của các
tổ hợp gen. Có thể tìm ra được các chủng nấm sợi có hệ gen bền vững mang nhiều đặc tính có lợi cho
con người.
Nhiều loài thuộc chi Aspergillus và Penicillium phân bố rộng rải trên rất nhiều loại cơ chất tự
nhiên, phổ biến khắp nơi trên trái đất. Theo E. Kister, M. Morelet (2000) thì ước tính số lượng loài
hiện biết của chi Penicillium là khoảng 233 loài, chi Aspergillus khoảng 185 loài. Sự phong phú và
đa dạng trong thành phần loài của chúng sẽ mang lại những lợi ích sinh thái và kinh tế vô cùng to lớn.
Bên cạnh đó là những tác hại không nhỏ, cùng với những khó khăn trong công tác phân loại, hệ thống
hai chi nấm này.
Trong hệ sinh thái RNM Cần Giờ chi Aspergillus và Penicillium có vai trò rất quan trọng, tham
gia vào phân huỷ nhanh xác TV, ĐV, góp phần khép kín chu trình vật chất nhờ có khả năng sinh ra các
enzim như cellulaza, proteaza, amilaza, kitinaza để phân giải các hợp chất hữu cơ trong MT. Ngoài ra,
nấm sợi còn có khả năng phân giải các hợp chất hydrocacbon giúp bảo vệ MT, nấm sợi còn có khả
năng sinh ra KS... Trên thế giới, các công trình nghiên cứu về phân loại, ứng dụng của chi Aspergillus
và Penicillium khá nhiều và chỉ tập trung trên đất liền. Rất hiếm có nghiên cứu về hai chi này trên biển
hay RNM. Cho đến nay, chưa có một công trình khoa học chính thức có hệ thống về VSV, đặc biệt khu
hệ nấm sợi ở RNM Việt Nam nói chung, RNM Cần Giờ nói riêng. Để góp phần nâng cao hiểu biết giá trị tài nguyên sinh học từ RNM, đặc biệt là khu hệ nấm sợi chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Khảo sát đặc điểm sinh học một số nhóm nấm sợi từ Rừng ngập mặn Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí
Minh”.Thực tế, số nhóm nấm sợi ở RNM Cần Giờ là rất lớn, nên trong phạm vi đề tài này chúng tôi
chỉ tập trung khảo sát ở hai chi Aspergillus và Penicillium.
Mục tiêu của đề tài nhằm tìm hiểu tính đa dạng và vai trò của một số chủng nấm sợi thuộc chi
Aspergillus và Penicillium ở RNM Cần Giờ Tp. Hồ Chí Minh
Nhiệm vụ của đề tài
+ Phân lập các chủng nấm sợi ở RNM Cần Giờ .
+ Phân loại các chủng nấm sợi thuộc chi Aspergillus và Penicillium.
+ Khảo sát một số đặc điểm sinh học của các chủng nấm sợi phân lập được.
+ Từ các chủng phân lập được tuyển chọn ra các chủng có các đặc điểm nổi bật. Bước đầu nhận
xét sơ bộ về đặc điểm sinh học của các chủng nấm sợi thuộc chi Aspergillus và Penicillium.
Đề tài được tiến hành từ tháng 9 năm 2008 đến tháng 7 năm 2009 tại phòng thí nghiệm Sinh hoá
– Vi sinh, khoa Sinh, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 118
👁 Lượt xem: 641
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 127
👁 Lượt xem: 522
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 740
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 110
👁 Lượt xem: 650
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 1331
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 612
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 793
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 699
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 523
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 532
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 1103
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 952
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 493
⬇ Lượt tải: 16