Mã tài liệu: 128857
Số trang: 58
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Sinh học
Thân mềm là một ngành có nhiều loài trong Động vật không xương sống, chỉ sau ngành Chân khớp về số lượng các giống, loài và cá thể. Động vật thuộc ngành này thích nghi với những môi trường sống khác nhau cả nước mặn, nước ngọt và trên cạn. Do đó, chúng không chỉ đa dạng về hình dạng mà cả cấu trúc bên trong cơ thể [2].
Hiện nay, người ta đã xác định được ngành này có khoảng 130.000 loài trong đó có 35.000 loài hóa đá [1]. Ngành Thân mềm không những giữ vai trò quan trọng trong các hệ sinh thái mà còn có giá trị kinh tế.
Về mặt sinh thái, Thân mềm trong các thủy vực có tác dụng lọc nước. Ở trên cạn, chúng là một mắt xích trong chuỗi thức ăn của hệ sinh thái. Nhóm sống trong đất có vai trò trong việc cải tạo đất trồng [1]. Hơn nữa, việc nghiên cứu những mẫu Thân mềm hóa thạch ở một vùng nhất định có thể dựa vào đó để đoán biết được sự tiến hóa của Thân mềm trong lịch sử tiến hóa. Nghiên cứu những vỏ hóa thạch có thể khám phá ra những thông tin quan trọng về điều kiện khí hậu trước đây và sự tác động của con người lên môi trường như thế nào.
Về giá trị kinh tế, trong ngành Thân mềm nhiều loài có giá trị kinh tế cao như:
Một số loài là nguyên liệu cho nhiều ngành nghề như: đồ gỗ khảm trai, hàng mĩ nghệ, dược liệu, chế thuốc vẽ, làm vật trang trí, làm phân bón, nung vôi… Đặc biệt một số loài trai biển và nước ngọt cho ngọc trai đẹp có giá trị [1].
Thân mềm có giá trị dinh dưỡng cao nên một số loài đã trở thành thực phẩm đặc sản như: ốc hương (Babylonia areolata), bào ngư (Haliotis asinina), bào ngư chín lỗ (Haliotis diversicolor), ốc sên (Helix aspersa), sò huyết (Anadara granosa), trai điệp (Sinohyriopsis cumingii), trai cánh (Pteria penguin).… Do đó, hiện nay chúng đang là đối tượng được khai thác rất nhiều. Nước Pháp là một trong những nước nuôi ốc sên từ những năm 80 của thế kỉ XX, điều này vừa mang lại những giá trị kinh tế rất lớn cho người Pháp vừa có tác dụng trong việc bảo tồn nguồn gen của ốc sên. Sản lượng ốc sên của Pháp lên tới 40.000 tấn/năm. Tuy nhiên các cơ sở chế biến của Pháp vẫn phải nhập khẩu ốc sên từ các nước khác như: Hi Lạp, Indonesia, Thổ Nhĩ Kì, Cộng hòa Séc,… Năm 1988, Pháp nhập khẩu khoảng 7.427 tấn ốc sên, trung bình 33,42 Franc/kg, như vậy giá trị nhập khẩu tương đương 248,2 triệu Franc và xuất khẩu khoảng 1.891 tấn trung bình 52,43 Franc/kg tương đương 99,145 triệu Franc [15].
Kết cấu đề tài:
Phần 1: Mở đầu
PHẦN 2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
PHẦN 3. Kết luận
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 2962
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 2197
⬇ Lượt tải: 27
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 729
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 605
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 991
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 683
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 557
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 565
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 586
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 795
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 490
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 681
⬇ Lượt tải: 16