Mã tài liệu: 296576
Số trang: 28
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 225 Kb
Chuyên mục: Y Dược
TÓM TẮT
Thời tiền mãn kinh - mãn kinh gây nhiều biến đổi bất ứng ảnh hưởng chất lượng cuộc sống cho người phụ nữ. Nội tiết tố ngoại sinh góp phần khắc phục những rối loạn sinh lý này tuy nhiên có khả năng tăng nguy cơ ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung hay huyết khối tĩnh mạch sâu trong liệu trình nội tiết dài hạn (1).
Mục tiêu-Phương pháp: Một nghiên cứu đoàn hệ tiền cứu qua 1235 phụ nữ sử dụng nội tiết tố ngoại sinh với liệu trình 6 tháng tại bệnh viện Từ Dũ và bệnh viện Hùng Vương được thực hiện từ 01/2006 – 12/2007 nhằm đánh giá hiệu quả của điều trị nội tiết tố.
Kết quả: gần 90% các đối tượng được chỉ định sử dụng nội tiết tố do có rối loạn triệu chứng tiền mãn kinh - mãn kinh. Trong đó, phần lớn các đối tượng được sử dụng nội tiết tố vì các triệu chứng rối loạn vận mạch, trong đó triệu chứng bốc hỏa chiếm tỉ lệ cao nhất 63%. Các rối loạn tâm lý (cáu gắt, mệt mỏi) cũng chiếm tỉ lệ khá cao, kế đến là rối loạn sinh dục (giao hợp đau). Các triệu
chứng rối loạn vận mạch cải thiện rất tốt sau 6 tháng điều trị. Trong đó, nhóm sử dụng nội tiết tố điều trị loại phối hợp có hiệu quả tốt nhất, nhóm thảo dược có hiệu quả thấp nhất. Nội tiết tố điều trị đường uống có giá trị hơn đường đặt âm đạo trong cải thiện các triệu chứng bốc hỏa và khó ngủ.
Kết luận: liệu trình nội tiết tố ngắn hạn 6 tháng có khả năng giải quyết khá tốt các triệu chứng rối loạn tiền mãn kinh - mãn kinh cho phụ nữ Việt Nam. Các hậu quả trên tuyến vú, nội mạc tử cung chưa được rút ra do thời gian theo dõi chưa đủ dài. Các nghiên cứu sâu cần được tiến hành để có thể cho ra các khuyến cáo thực hành.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăm sóc sức khỏe ở phụ nữ tiền mãn kinh - mãn kinh là vô cùng quan trọng và đang được xã hội đặc biệt quan tâm hiện nay. Bước vào tuổi tiền mãn kinh - mãn kinh, người phụ nữ phải chịu nhiều thay đổi sinh lý khó chịu gây ra bởi sự suy yếu và mất dần chức năng hoạt động nội tiết của buồng trứng, các rối loạn này ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống.
Quan trọng hơn, tuổi thọ trung bình của phụ nữ ngày càng tăng, tuổi thọ trung bình hiện nay là 80 và tuổi mãn kinh trung bình là 51(7). Như vậy, phụ nữ phải sống thêm ít nhất 30 năm nữa, khoảng một phần ba cuộc sống còn lại trong tình trạng thiếu hụt estrogen với những biểu hiện bất ứng của nó.
May mắn thay, với sự tiến bộ của y học tuổi, sự ra đời của nội tiết tố ngoại sinh trong 50 năm nay đã góp phần khắc phục những rối loạn sinh lý này. Tại Việt Nam, khoảng 10 năm trở lại đây, điều trị nội tiết tố thay thế ở phụ nữ tiền mãn kinh - mãn kinh cũng đã được sử dụng một cách rộng rãi. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Women’s Health Initiative WHI năm 2002 khuyến cáo về nguy cơ ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung hay huyết khối tĩnh mạch sâu khi dùng nội tiết tố kết hợp giữa estrogen và progestin trong liệu trình nội tiết dài hạn(21). Khuyến cáo này đã làm cho các nhà lâm sàng lẫn phụ nữ tiền mãn kinh - mãn kinh hết sức quan tâm. Sau cột mốc đấy, tại Mỹ, nơi mà nội tiết tố thay thế được ghi toa nhiều nhất, số phụ nữ chấp nhận theo dõi điều trị lâu dài giảmxuống chỉ còn 15-40%.
Mặc dù trên thế giới có khá nhiều đề tài nghiên cứu về các vấn đề liên quan với tuổi mãn kinh, đặc biệt là hiệu quả của nội tiết tố dành cho các đối tượng mãn kinh - mãn kinh, nhưng các nghiên cứu này đa số tập trung ở các nước đã phát triển. Nước ta là một trong những nước đang phát triển với các đặc điểm về tuổi mãn kinh và sự phân bố các triệu chứng mãn kinh khác hẳn với các đặc điểm của các nước đã phát triển. Các nghiên cứu xuyên quốc gia đã đưa ra kết luận rằng các số liệu tìm được từ các nghiên cứu ở các nước đã phát triển về mãn kinh không thể khái quát hóa và áp dụng đối với các phụ nữ sống ở cácvùng khác trên thế giới không cùng điều kiện về kinh tế xã hội(Error! Reference sourcenot found.,Error! Reference source not found.). Hơn nữa, trên tinh thần “y khoa chứng cứ” cho đến hiện tại vẫn chưa có một khuyến cáo thống nhất về sử dụng nội tiết tố thay thế. Chính vì vậy, nhằm có được những thông tin xác thực phù hợp với nhân chủng học người Việt Nam trong việc sử dụng nội tiết tố thay thế của phụ nữ tiền mãn kinh - mãn kinh, công tác đánh giá lại việc sử dụng nội tiết tố tại Thành phố Hồ Chí Minh rất cần được nghiêm túc thực hiện. Do đó, đề tài “Hiệu quả của điều trị nội tiết tố ở phụ nữ tiền mãn kinh - mãn kinh tại Thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện với mong muốn:
Xác định đặc điểm nhân khẩu xã hội học, chỉ định điều trị ở phụ nữ tiền mãn kinh - mãn kinh sử dụng nội tiết tố thay thế.
Xác định hiệu quả làm giảm các triệu chứng và các tác dụng ngoại ý của liệupháp nội tiết tố.nhằm làm rõ nét việc sử dụng nội tiết tố điều trị cho phụ nữ tiền mãn kinh - mãn kinh tại Thành phố Hồ Chí Minh.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CƯÚ
Dân số nghiên cứu là phụ nữ 45 tuổi có chỉ định sử dụng nội tiết tố do có rốiloạn vận mạch, rối loạn tâm lý, rối loạn niệu-dục, triệu chứng thần kinh trung ương, các triệu chứng cơ xương khớp đến khám tại bệnh viện Từ Dũ và bệnh viện Hùng Vương từ 01/2006 – 12/2007. Các đối tượng bị loại ra khỏi nghiên cứu nếu có bệnh lý phụ khoa như u xơ TC; tiền sử bản thân và gia đình có bất cứ bệnh lý tuyến vú gì trước đó hoặc có chống chỉ định sử dụng nội tiết tố.
Các bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu sẽ được tư vấn mục tiêu và mời tham gia vào nghiên cứu. Nếu đồng ý tham gia, các nghiên cứu viên sẽ phỏng vấn bảng câu hỏi thông tin chung và tư vấn cho bệnh nhân lựa chọn các thuốc nội tiết tố thay thế. Các bệnh nhân được thăm khám và xét nghiệm đầy đủ trong khâu sàng lọc để đảm bảo tính an toàn (thử máu, lipid huyết tương, tầm soát ung thư cổ tử cung, siêu âm, nhũ ảnh,…). Sau khi sử dụng thuốc, bệnh nhân sẽ được tư vấn tái khám hàng tháng để đánh giá hiệu quả cũng như tác dụng phụ của thuốc. Trong nghiên cứu này, sở dĩ chúng tôi chọn thời điểm sau 6 thángđiều trị để đánh giá hiệu quả thuốc vì qua loạt ca tiến hành làm pilot, chúng tôi nhận thấy hiệu quả điều trị thật sự thay đổi sau 6 tháng. Nhũ ảnh sẽ được chụp sau 6 tháng sử dụng thuốc để khảo sát tỷ lệ bất thường trên nhũ ảnh sau dùng nội tiết tố thay thế. Sự cải thiện các triệu chứng (bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, hồi hộp, rối loạn giấc ngủ, hay cáu gắt, mệt mỏi, tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ, giao hợp đau) được đánh giá sau 6 tháng điều trị. Nếu không cải thiện (4 điểm), giảm 30% (3 điểm), giảm 50% (2 điểm), giảm 80% (1 điểm), khỏi hoàn toàn (0 điểm) và xuất hiện triệu chứng mới (4 điểm). Các cách cho điểm này dựa vào thước đo thang định tính mức độ triệu chứng.
Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 11.5. Dùng phép kiểm phi tham sốvới độ tin cậy 95% để khảo sát hiệu quả thuốc cũng như tác động của thuốc.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 540
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 5547
⬇ Lượt tải: 26
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 561
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 649
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 665
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 920
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 526
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 772
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 207
👁 Lượt xem: 620
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 516
⬇ Lượt tải: 17