Mã tài liệu: 233073
Số trang: 8
Định dạng: doc
Dung lượng file: 85 Kb
Chuyên mục: Văn học
MỞ ĐẦU
Văn học Mỹ tuy không có chiều dài lịch sử và truyền thống lâu đời như nền văn học các nước phương Âu Châu nhưng lại đóng góp cho văn chương thế giới những tên tuổi lớn vào loại bậc nhất. William Faulkner (1897-1962) nhà văn thứ của nước Mỹ nhận giải thưởng văn học danh giá Nobel là một trong số đó. Là một trong “tứ trụ” của tiểu thuyết gia thế kỉ XX, Willam Faulkner đã có đóng góp rất lớn vào tiến trình phá vỡ nguyên tắc mỹ học của tiểu thuyết truyền thống, lát gạch cho con đường tiểu thuyết “tân hiện đại” của thế kỉ. Từ Âm thanh và cuồng nộ (1929), Hấp hối (1930), đến Ánh sáng giáo đường (1932), Làng nhỏ (1940) ông đã từng bước thể hiện sự cách tân quyết liệt trong địa hạt văn chương. William Faulkner đã khiến kĩ thuật viết của mình không chỉ là “một thử nghiệm thuần tuý hình thức mà đã tạo cho nó một giá trị, trở thành một kinh nghiệm thẩm mĩ được rất nhiều nhà văn thế hệ sau học tập”.
Âm thanh và cuồng nộ là một trong bốn tiểu thuyết thành công nhất của William Faulkner được viết trên nền chủ đề đen (dark theme) Nó góp phần không nhỏ trong trào lưu Phục hưng văn học miền Nam trong văn học Hoa Kì nói riêng và có giá trị cách tân lớn trong văn học thế giới nói chung. Tiểu thuyết này là sự kế thừa phát huy xuất sắc kỹ thuật viết theo dòng ý thức mà M. Proust và Jame Joyce đã đặt nền tảng trước đó. Faulkner trong cuốn tiểu thuyết lừng danh của mình đã phá vỡ kết cấu thông thường, đảo lộn thời gian, tăng thời gian đồng hiện Điều đó khiến tác phẩm như một “mê cung” huyền bí, có nhiều lối rẽ không định trước, vô số những ngã đường dẫn đến những cái đích khác nhau làm người đọc rất khó định hình, bình giá. Bạn đọc không thể áp dụng cách đọc truyền thống như men theo cốt truyện, men theo diễn biến tình tiết để nắm bắt nội dung vì cấu trúc bị phá vỡ hoàn qua lối độc thoại nội tâm, thời gian đồng hiện, không gian đa tuyến, tất cả đều bị xới tung, đảo lộn trong dòng chảy miên man của ý thức, trong những suy tưởng tạt ngang bất ngờ của người trần thuật.
Thế kỉ XX được xem là một thế kỉ bùng nổ của các lí thuyết, đặc biệt là lí thuyết văn học. Nó cho phép những nhà nghiên cứu có thêm nhiều công cụ đặc lực để có thể rẽ lối vào tác phẩm sâu hơn, điều quan trọng còn lại là sự lựa chọn hợp lí cho từng đối tượng nghiên cứu. Chúng tôi lựa chọn hướng tiếp cận tác phẩm này từ lí thuyết tự sự học mà cụ thể là khảo sát một yếu tố quan trọng trong lí thuyết tự sự là thời gian trần thuật. Bởi thời gian trần thuật là yếu tố có vai trò rất quan trọng trong tiểu thuyết này. Tìm hiểu sâu vấn đề này cho phép người đọc bóc tách những lớp thời gian, hiểu được phương thức trần thuật của tác giả từ đó có thể hiểu được phần nào những đóng góp của Faulker trong tiến trình cách tân tiểu thuyết, quan niệm của ông về con người, cuộc sống.
[FONT="]
NỘI DUNG
1. Khái quát về thời gian trần thuật
Khái luận quan niệm về thời gian
Thời gian là một trong những vấn đề được con người chú trọng nghiên cứu, bởi tìm được bản chất, sự vận động, nắm bắt được thời gian, con người có trong tay một lối dẫn đi đến thành công. Nhưng thời gian là một phạm trù khác phức tạp, mối nhà triết học lại đưa ra một cách hiểu, luận giải riêng của mình về nó.
Tại Tây phương, triết lý ngay từ ban đầu đã luôn luôn dao động giữa hai khuynh hướng của tư tưởng cổ xưa Hy Lạp : giữa "tất cả đổi thay" theo Héraclite, và "tất cả bất biến" theo Parménide. Đối với Héraclite, đặc tính của cuộc sống là sự lưu chuyển không ngừng: "Người ta không bao giờ tắm hai lần ở một dòng sông". Điều đó nằm trong định luật chung của vũ trụ gọi là logos, bao trùm và tác động trên tất cả mọi hiện tượng trên thế gian. Tất cả luôn luôn biến đổi, cái này đưa tới cái kia, vừa chống đối nhau vừa nẩy sinh ra nhau, như "sáng / tối", "ngày / đêm". Ngược lại, Parménide cho rằng sự có mặt là vĩnh cửu, và tất cả đổi thay chỉ là những vẻ bên ngoài. Cũng trong chiều hướng này, Platon chủ trương bên cạnh thế giới hiện tượng đổi thay, còn có thế giới của Tư Tưởng, của Linh Hồn, một thế giới vĩnh cửu bất biến, vượt khỏi thời gian. Thời gian đương nhiên trở thành "hình ảnh chuyển động của sự vĩnh cửu bất động". Đối với Aristote, thời gian cũng như sự chuyển động mang một tính chất vĩnh cửu, vô thủy vô chung. "Thời gian là thước đo của sự chuyển động giữa trước và sau ; thời gian liên tục, bởi vì thuộc vào sự liên tục". Chỉ có thời gian hiện tại mới là thời gian thực sự.
Theo trường phái Khắc Kỷ (Stoiciens), thời gian không có thực chất, nhưng "mọi sự vật hiện hữu và chuyển động chính ở trong thời gian". Thời gian nằm trong cuộc sống của thế giới, tức là của Tạo Hóa, bởi vì vũ trụ chính là Thiên Nhiên, là Tạo Hóa. Do đó, nhà hiền triết khắc kỷ tuân theo và chấp nhận thời gian, sống phù hợp với thời gian, để hòa đồng với Tạo Hóa.
Vào thời kỳ Trung cổ, Thánh Augustin đã đưa ra những nhận định sâu sắc về thời gian : "Thời gian là gì ? Nếu không ai hỏi tôi về thời gian, thì tôi biết rõ ; nhưng khi cần phải giải thích thì tôi không còn biết thời gian là gì. Tuy vậy, tôi dám mạnh bạo quả quyết rằng, nếu không có gì xảy ra, sẽ không có thời gian đi qua ; nếu không có gì xảy đến, sẽ không có thời gian sắp tới ; nếu không có gì hiện hữu, sẽ không có thời gian hiện tại. Nhưng hai thời gian này, quá khứ và tương lai, làm sao chúng có mặt được, nếu quá khứ không còn nữa và tương lai chưa tới ? Ngay cả hiện tại, nếu luôn luôn còn đó, không mất đi trong quá khứ, nó sẽ không phải là thời gian ; nó sẽ là vĩnh cửu. Vậy, nếu hiện tại muốn là thời gian, phải mất đi trong quá khứ, thì làm sao chúng ta có thể khẳng định rằng nó cũng có mặt, khi mà lý do duy nhất của sự có mặt này chính là sự không còn nữa ? Như vậy, theo Augustin, không hề có 3 loại thời gian (quá khứ, hiện tại và tương lai), mà chỉ có 3 thể của thời gian, đồng thời có mặt trong ý thức con người. "Cả 3 thể của thời gian đó đều có mặt trong ý thức, và tôi không thấy chúng ở nơi nào khác". Ông cũng nêu lên một câu hỏi mấu chốt : "Làm sao tôi có thể vừa có mặt trong hiện tại, vừa có đủ tầm nhìn để thấy rằng thời gian trôi qua ?".
Đối với Hegel, thời gian có ba kích thước : 1. quá khứ, là sự hiện hữu như bị xóa bỏ, như không có mặt ; 2. tương lai, là sự không-có-mặt, nhưng tất định có ; 3. hiện tại, là sự trở thành lập tức, và sự kết hợp của hai cái trên. "Chỉ có thời gian khi có lịch sử , tức là có sự hiện hữu của con người . Con người ở trong thời gian, và thời gian không có ngoài con người ; do đó con người chính là thời gian và thời gian chính là con người".
Thời gian cũng có thể bao gồm tất cả. Đó là quan điểm của Bergson, người đã xây dựng nên một triết lý hoàn toàn dựa lên thời gian. Đó không phải là thời gian của khoa học, của vật lý, của đồng hồ, không phải thời gian được đo tính, phân tích, mổ xẻ, chuyển đổi thành không gian mà là thời gian được con người sống và cảm nhận. Thời gian thực sự là thời gian của chiều sâu tâm hồn, một khoảng thời gian có bề dày, co giãn linh động, mang tới những cảm giác mạnh mẽ, có chất lượng và không thể thay bằng số lượng. Đó là một dữ kiện trực tiếp của ý thức, vượt khỏi ngôn từ, lý luận, và chỉ có thể cảm nhận bằng trực giác. Đối với Bergson, "Thời gian là sáng tạo, hoặc không là gì hết". Ông cho rằng có sự phân biệt thời gian vật lý và thời gian tâm lý. Nhờ thời gian tâm lý mà con người nhận thức được thời gian vật lý. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà nghiên cứu văn học nghệ thuật bởi nó đã chỉ ra sự khác biệt của thời gian trong nghệ thuật và thời gian trong các lĩnh vực khác, chạm tới vỉa tầng tâm lý, vấn đề nhận thức và vô thức G.Genette trên cơ sở luận giải của Bergson và nghiên cứu của bản thân đã đưa ra lí thuyết thời gian – một trong những khám phá có giá trị của tự sự học kinh điển.
Lý thuyết thời gian của G. Genette
Khác với các nhà thi pháp học quan tâm đến thời gian của nhân vật, những sự kiện trong tác phẩm, các nhà tự sự học đi sâu tìm hiểu thời gian của việc kể. Họ phân biệt thời gian cốt truyện (thời gian được trần thuật) và thời gian chuyện kể (thời gian trần thuật). G.Genette đã tìm ra “độ lệch văn bản thông qua mối liên hệ của hai lớp thời gian này” (Trần Huyền Sâm). Dưới quan điểm tự sự học, ông đã định nghĩa thời gian như sau: “ Thời gian nghệ thuật là một chuỗi thời gian kép, có thời gian của cái được kể lại và thời gian của truyện kể, tức là thời gian của cái được biểu đạt và thời gian của cái được biểu đạt” (Sđd).
Lý thuyết thời gian của ông gồm 3 yếu tố chính: trình tự thời gian, tốc độ và tần số
Trình sự thời gian: trong truyện kể thường có độ sai lệch giữa thời gian trần thuật và thời gian sự kiện. Độ lệch này được Genette gọi là thời sai được thể hiện qua một số dạng như: đảo thuật (kể lại những sự kiện trước tình tiết đang kể), dự thuật ( kể lại những sự việc xảy ra sau thời điểm “hiện tại” của câu chuyện); nội đảo thuật và nội dự thuật ( những sự việc được kể lại hoặc dự báo nhưng vẫn nằm trong phạm vi thời gian của chuyện kể); ngoại đảo thuật và ngoại dự thuật (những việc việc được kể lại hoặc kể trước nhưng nằm ngoại thời gian của câu chuyện được kể).
Tốc độ: chỉ ra “mối liên hệ giữa khoảng thời gian có thể that đổi của các phần cả câu chuyện với độ dài chính văn bản mà trong đó các phần truyện được kể lại (có nghĩa là thời gian giả) (sđd). Để có thể khảo sát được tốc độ kể chuyện, Genette đã đưa ra phương pháp “không gian hóa” thời gian tự sự, tức là căn cứ vào số lượng trang viết và thời gian câu chuyện để tính tốc độ kể, nhanh hay chậm, tỉ mỉ hay lược thuật Ông phân biệt 4 dạng thức cơ bản: lượt thuật, tỉnh lược, ngưng nghỉ, hoạt cảnh.
Tần suất: thể hiện “mối quan hệ tần số giữa truyện và cốt truyện”, gồm trần thuật đơn nhất (sự việc xảy ra một lần và người kể chuyện trần thuật 1 lần), trần thuật trùng lặp (trần thuật nhiều lần trong khi sự việc chỉ xảy ra 1 lần), trần thuật khái quát ( kể lại một lần trong khi sự việc xảy ra nhiều lần).
3 yếu tố kể trên là những phương diện cơ bản nhất và cũng gần hoàn thiện nhất về thời gian. Khảo sát thời gian trong tác phẩm theo hướng đề xuất của Genette các nhà nghiên cứu có thể nắm bắt được những chuyển vận phức hợp, bóc tách được các lớp thời gian, luận giải quan niệm thời gian, cách trần thuật, tư tưởng của tác giả Bởi những đóng góp kể trên mà Gernette được cho đánh giá là “người có quyền uy nhất” (từ dùng của Phương Lựu) trong thời gian tự sự( Phương Lựu)
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 715
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 1063
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 1489
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 4097
⬇ Lượt tải: 33
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 1320
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 631
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 748
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 949
⬇ Lượt tải: 22