Mã tài liệu: 129911
Số trang: 105
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Văn học
Nam Cao là một nhà văn lớn có vị trí quan trọng lịch sử văn học Việt Nam hiện đại. Ông là một trong số những gương mặt nổi bật của nền văn xuôi hiện đại. Sự nghiệp văn chương của Nam Cao đánh dấu một bước phát triển vượt bậc của văn học hiện thực giai đoạn cuối (1940 - 1945). Nếu như ở giai đoạn này, các trào lưu văn học khác dường như chững lại, thậm chí trào lưu lãng mạn với Tự Lực văn đoàn và Thơ mới đi vào suy thoái thì trào lưu hiện thực với sự góp mặt mang ý nghĩa lớn lao của Nam Cao đã lại là một bước tiến mới so với chính nó giai đoạn trước. Nguyên nhân này có thể được lý giải bằng hoàn cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội, song không thể không thấy sức sáng tạo mới mẻ, hấp dẫn trong các sáng tác của Nam Cao. Bên cạnh truyện ngắn, tiểu thuyết của Nam Cao có một vị trí đặc biệt khó ai có thể thay thế trong sự phát triển của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Mặc dù được chú ý muộn, nhưng vị trí của Nam Cao ngày ổn định và được khẳng định ngày càng chắc chắn.
Tác phẩm của Nam Cao là một mảnh đất hấp dẫn các nhà nghiên cứu phê bình văn học. Có thể nói, so với các tác giả văn học trước năm 1945, Nam Cao là một trong số ít các nhà văn Việt Nam hiện đại được nghiên cứu nhiều nhất, khá toàn diện và sâu sắc. Đã có nhiều công trình khoa học lớn nhỏ, trong đó có nhiều công trình xuất sắc nghiên cứu về Nam Cao. Song điều đó không có nghĩa là việc tìm hiểu di sản văn học của Nam Cao đã hoàn tất, không còn gì để tiếp tục khai thác. Trái lại, trong việc tìm hiểu, nghiên cứu về Nam Cao, nhiều vấn đề vẫn còn cần được khai thác, đi sâu, mở rộng hơn nữa. Trước đây, trong một thời gian dài, nhiều nhà nghiên cứu mới chỉ chú ý tới đề tài, nội dung hiện thực, những ý nghĩa, những giá trị nội dung tư tưởng sâu sắc, mới mẻ trong các sáng tác của Nam Cao mà chưa chú ý thích đáng đến hình thức thể loại. Sau này, các nhà nghiên cứu đã chú ý hơn tới hình thức thể loại trong các sáng tác của Nam Cao, song truyện ngắn vẫn được chú ý nhiều hơn tiểu thuyết. Tiểu thuyết Nam Cao được chú ý muộn, những thành công về tiểu thuyết của Nam Cao có được khẳng định nhưng lẻ tẻ trong một vài công trình nghiên cứu, chưa có một công trình nghiên cứu thật toàn diện. Sống mòn được coi là cuốn tiểu thuyết tiêu biểu cho ngòi bút tâm lý của Nam Cao sáng tác về đề tài trí thức tiểu tư sản. Gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về nghệ thuật tiểu thuyết này. Sống mòn được nhìn nhận lại sau một thời gian dài sự đánh giá còn lúng túng hoặc sai lệch khi căn cứ vào quan điểm xã hội học dung tục. Tuy nhiên những ý kiến nghiên cứu về những cách tân nghệ thuật của Sống mòn vẫn còn tản mạn. Tư cách nhà tiểu thuyết của Nam Cao vẫn chưa được khẳng định chắc chắn. Người ta hầu như quên rằng trong quãng đời cầm bút chưa dài của mình, Nam Cao đã viết nhiều tiểu thuyết [tuy phần lớn đã thất lạc bản thảo), bên cạnh Sống mòn còn có Truyện người hàng xóm- truyện dài được đăng báo vào năm 1944. Tác phẩm Truyện người hàng xóm còn ít được chú ý, nhất là những thành công về nghệ thuật. Tác phẩm này có được nhắc đến trong nghiên cứu về Nam Cao nhưng thường được gộp trong việc nghiên cứu với phương diện nội dung tư tưởng, hoặc được gộp trong quá trình đánh giá chung về thế giới nghệ thuật của Nam Cao. Nam Cao với tư cách là một nhà tiểu thuyết vẫn còn cần được nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện hơn nữa.
Kết cấu đề tài:
Chương 1: Cách tiếp cận hiện thực đời sống của Nam Cao trong tiểu thuyết
Chương 2: Cốt truyện và kết cấu
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật
Chương 4: Nghệ thuật trần thuật
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 127
👁 Lượt xem: 580
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 126
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 118
👁 Lượt xem: 637
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 118
👁 Lượt xem: 506
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 127
👁 Lượt xem: 805
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 127
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 1062
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 1488
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 609
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 134
👁 Lượt xem: 1247
⬇ Lượt tải: 25
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 616
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 562
⬇ Lượt tải: 17