Mã tài liệu: 210276
Số trang: 21
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 260 Kb
Chuyên mục: Lịch sử
MỤC LỤC TÀI LIỆU
LỜI NÓI ĐẦU
Chương 1: Hoàn cảnh lịch sử
1. Tình hình thế giới
2. Tình hình Đông Dương
3. Tình hình nước Pháp
Chương 2: Diễn biến hội nghị
1. Thành phần hội nghị
2. Diễn biến hội nghị
a, Thời kì từ 8 -5 -1954 đến 19-6-1954
b. Thời kì từ 20-6 đến 10-7-1954
c. Thời kỳ từ ngày 11 đến 20-71954
Chương 3: Nội dung hiệp định Geneve
1. Hiệp định đình chiến ở Việt Nam có những điểm quan trong sau
2. Hiệp định đình chiến ở Lào
3. Hiệp định đình chiến ở Campuchia
4. Vấn đề kiểm soát và giám sát đình chiến ở Việt Nam, Lào, Campuchia
Chương 4: Ý nghĩa hiệp nghị Geneve
TRÍCH DẪN NỘI DUNG
Chương 1: Hoàn cảnh lịch sử
1. Tình hình thế giới
Trên thế giới, vào năm1953 chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là đế quốc Mỹ ra sức chuẩn bị chiến tranh, nhanh chóng triển khai chiến lược toàn cầu hoá phản cách mạng của chúng. Đế quốc Mỹ áp dụng chiến lược quân sự “trả đũa ồ ạt’ và chính sách ngoại giao “bên miệng hố chiến tranh” của Ai-xen-hao và Đa-lét nhằm bao vây Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa, ngăn chặn sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, hòng làm bá chủ thế giới. Lợi dụng chiến tranh Triều Tiên, đế quốc Mỹ pháp triển quân đội Mỹ từ 1.400.000 người (năm 1949) lên 3.500.000 người vừa chống Liên Xô ở châu Âu, vừa chống Trung Quốc ở châu Á. Chúng xúc tiến vũ trang lại Tây Đức khôi phục lại chủ nghĩa phục thù Tây Đức, thành lập quân đội Tây Âu (NATO), khôi phục lại chủ nghĩa quân phiệt Nhật ở châu Á.
Từ sau cách mạng Trung Quốc thành công, sự so sánh lực lượng trên thế giới đang thay đổi có lợi cho cách mạng. Phe xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Liên Xô, với liên minh Xô Trung làm nòng cốt, ngày một củng cố vững mạnh.
Cả Liên Xô và Trung Quốc đã đi vào thời kỳ kinh tế kế hoạch dài hạn. Liên Xô đã có bom khinh khí (8.1953) và Trung Quốc sau chiến tranh Triêu Tiên, đã trở thành một nước có lực lượng quân sự mạnh nhất Châu Á.
Liên Xô, Trung Quốc và phe xã hội chủ nghĩa đoàn kết nhất chí và gương cao ngọn cờ chống đế quốc gây chiến, bảo vệ hoà bình, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc, nên có uy tín to lớn trên thế giới.
Song song với sự hình thành phe xã hội chủ nghĩa, phong trào giải phóng dân tộc tiếp tục phát triển mạnh mẽ ở Nam Á, Đông Nam Á, Trung Cận Đông và châu Phi.
Xu hướng trung lập tích cực, không tham gia các liên minh quân sự với các nước phương Tây, phát triển trong các nước mới dành được độc lập như 5 nước tham gia kế hoạch Colombo Ấn Độ, Miến Điện, Pa-ki-xtan, In-đô-nê-xi-a, và chủ nghĩa dân tộc Nát-xe ở Ai Cập.
Hai phe đều tranh thủ tập hợp lực lượng và đấu tranh quyết liệt. Nhưng so sánh lực lượng lúc bấy giờ, hai phe đã có hoà hoãn với nhau ở mức thấp. Chấp nhận đình chiến tại Triều Tiên (1953) gần như nguyên trạng của cả hai bên ở vĩ tuyến 38 và sau đó thoả thuận họp hội nghị Bá Linh(1.1954) để bàn giải quyết hoà bình vấn đề Triều Tiên và bàn việc lập lại hoà bình ở Đông Dương. Đây là hội nghị đầu tiên của bốn nước lớn kể từ năm 1949, sau những năm hết sức căng thẳng của chiến tranh lạnh Đông Tây. Kết quả hội nghị này là hai phe đồng ý triệu tập hội nghị Geneve vào ngày 26 tháng 4 năm 1954 với sự tham dự của Trung Quốc.
Đề tài: Đôi nét về Hiệp định Geneve
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 634
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 593
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 522
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 356
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 496
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 473
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 581
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 523
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 1273
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem