Mã tài liệu: 212534
Số trang: 29
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 457 Kb
Chuyên mục: Lịch sử
LỜI MỞ ĐẦU
Trải qua mấy ngàn năm, nước ta vẫn là một xứ nông nghiệp và lấy xã thôn làm đơn vị cơ sở. Cho nên, hai vấn đề nông nghiệp và xã thôn là vô cùng quan trọng đối với sự tồn vong và lớn mạnh của dân tộc ta. Chúng ta cần tìm hiểu những vấn đề ấy một cách sâu sắc và toàn diện, không chỉ để ôn cố tri ân, mà còn nhằm mục đích góp phần xây dựng một chiến lược phát triển hài hòa cho khắp nước và mỗi người dân, từ thể chất đến tinh thần, từ thành thị đến thôn quê.
Dựa trên nguồn tư liệu địa bạ đồ sộ hàng triệu trang trong kho tàng di sản văn hóa và lịch sử Hán Nôm còn lưu lại đến ngày nay thì đây chính là những cứ liệu để các nhà nghiên cứu tiếp tục tiến hành những công trình tìm hiểu đất nước và con người Việt Nam. Mục đích quan trọng hơn, chúng ta sẽ lưu giữ được những tư liệu quý giá về địa bạ, không để chúng bị thất lạc, hủy hoại, đánh cắp, mối mọt vì đây là những tư liệu viết tay, không in ấn, nếu mất là mất hẳn.
Trong thời gian mấy chục năm gần đây, với việc coi địa bạ là một nguồn tư liệu nghiên cứu nhiều giá trị đã khiến cho việc khai thác kho tư liệu này đạt nhiều thành tựu quan trọng: về đặc điểm của nền nông nghiệp cổ truyền Việt Nam, sự phân hóa xã hội ở nông thôn, kết cấu xã hội và các giai tầng trong làng xã, chế độ sở hữu ruộng đất với nhiều hình thái sở hữu
Nguyễn Đình Đầu là người đi đầu trong việc khai thác kho tư liệu địa bạ cực kỳ phong phú này. Trong bao tháng ngày lăn lộn miệt mài trên hàng trăm cây số, với vô vàn những con số khô khan, ông đã cho ra mắt công trình nghiên cứu công phu, tỉ mỉ của mình: Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn trên nhiều địa phương khác nhau. Đó được coi là một trong những công trình lớn nhất về khoa học lịch sử ở cuối thế kỷ XIX của chúng ta. Nhiều tên tuổi khác thường xuyên xuất hiện trên các tạp chí nghiên cứu lịch sử, đầu sách về địa bạ như: Nguyễn Đức Nghinh, Phan Huy Lê, Phan Đại Doãn, Trương Hữu Quýnh, Vũ Minh Giang, Vũ Văn Quân, Phan Phương Thảo với nhiều bài viết, chuyên luận nghiên cứu sâu về nhiều phương diện của địa bạ.
Việc nghiên cứu các vấn đề nông thôn trong lịch sử dựa trên nguồn địa bạ là một vấn đề rất rộng và phức tạp, đòi hỏi nhà nghiên cứu phải đi sâu tìm hiểu, thống kê, mô tả rồi phân tích. Với một kho tư liệu đồ sộ hiện có, có thể nói các nhà nghiên cứu đang phải “bơi” trong đó. Chỉ một vấn đề nhỏ thôi, chỉ một thôn, một xã, huyện nào đó cũng cần tới bàn tay của nhà nghiên cứu thống kê để đưa ra được những kết luận chính xác nhất.
Với nguồn tư liệu sưu tầm được, trong khuôn khổ một bài tiểu luận về vấn đề ruộng đất trong lịch sử và xã hội Việt Nam, tác giả bài viết muốn được quan tâm, làm rõ về tình hình ruộng đất trên địa bàn một huyện trong hệ thống làng xã Việt Nam: huyện Bình Dương (tỉnh Gia Định) hồi nửa đầu thế kỷ XIX. Với bài viết này, tác giả hy vọng sẽ làm phong phú thêm bức tranh nông thôn Việt Nam thời kỳ đầu nhà Nguyễn.
Đề tài: Vài nét về tình hình ruộng đất ở Bình Dương
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 354
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 495
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 528
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 745
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 573
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 631
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 461
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 492
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 151
👁 Lượt xem: 550
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 591
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 636
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 521
⬇ Lượt tải: 16