Mã tài liệu: 129708
Số trang: 10
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Lịch sử
Thế giới đang chuẩn bị bước vào một thế kỷ mới, một thiên niên kỷ mới. Điều gì đang đón đợi ở phía trước. Nhiều nhà tương lai học đã đưa ra những dự báo quan trọng thập niên 90, trong thế kỷ XXI:
1. Sử học không phải là cơ sở khoa học duy nhất cho những dự báo tương lai mà nó có mối quan hệ qua lại với nhiều ngành, nhiều lĩnh vực nghiên cứu. Song trong phạm vi của mình, làm thế nào đề sử học có thể khai thác và phát huy tiềm năng vào việc đoán định tương lai?
Yêu cầu hàng đầu và cơ bản nhất đối với khoa học lịch sử là phải bảo đảm tính khách quan của lịch sử. Chúng tôi đã có dịp đề cập đến vấn đề này trên Tạp chí Lịch sử Đảng (l). Song việc nhấn mạnh yếu tố khách quan vẫn là điều cần thiết để cho sử học mang tính khoa học đích thực. Và đây cũng là nhược điểm lớn mà ngày nay giới sử học chúng ta đã bước đầu nhận thức.
Đành rằng khó có thể đạt được tính khách quan tuyệt đối, bởi vì những sử liệu còn lại với chúng ta ngày nay đã bị khúc xạ nhiều qua thời gian, qua nhận thực của người đương thời và qua sự phản ánh của nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu. Nhưng dù sao ý thức về sự tiếp cận chân lý khách quan sẽ hạn chế những sai lầm chủ quan, nâng cao tính khoa học của sử học. Còn nếu không tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc bảo đảm tính khách quan mà uốn cong lịch sử theo ý muốn chủ quan thì chính là làm hỏng chất liệu ngay khi bắt tay vào quy trình tạo nên sản phẩm. Thực tiễn lịch sử dù thắng hay bại, dù thịnh hay suy, dù vui hay buồn thì đều là những chứng nhân của quá khứ, là tấm gương soi cho hậu thế. Nói về di sản của lịch sử, J.Nehru đã nêu lên: "Tôi kế thừa cái gì? Kế thừa tất cả những gì mà nhân loại đã suy nghĩ, cảm xúc, chịu đựng và thưởng thức, kế thừa những tiếng reo hò chiến thắng và nỗi đau thương thất bại, kế thừa sự phiêu lưu kỳ lạ của con người - một công việc đã bắt đầu từ lâu, nhưng vẫn còn tiếp tục và vẫy gọi chúng ta" (2). Nhà kinh tế học J. Woronoff đã nói đúng khi đề cập đến việc tìm hiểu sự thần kỳ của các "con rồng châu Á" là phải nghiên cứu cẩn thận và khách quan để rút ra từ những điều đúng của họ, và không kém phần quan trọng là từ những sai lầm của họ" (3). Việc nghiên cứu "những sai lầm" cũng như những nỗi đau thương thất bại" trong lịch sử chẳng những không kém phần quan trọng mà còn rất bổ ích cho hiện tại và tương lai. Nếu ngần ngại hoặc dấu diếm những sai lầm đó thì làm sao có thề rút ra được những bài học kinh nghiệm thiết thực có lợi cho cuộc sống, làm sao có thể tránh được vết xe đổ mà người xa đã sa lầy. Đương nhiên, việc khai thác phiến diện những sai lầm lịch sử cũng là vi phạm tính khách quan của sử học và việc sử dụng nó cho một ý đồ xấu là điều không thể chấp nhận được.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 555
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 190
👁 Lượt xem: 881
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 830
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 561
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 501
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 3373
⬇ Lượt tải: 27
Những tài liệu bạn đã xem