Mã tài liệu: 245236
Số trang: 18
Định dạng: doc
Dung lượng file: 260 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
I. Trung Quốc hội nhập WTO và các nước ASEAN
Sự kiện Trung Quốc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới đã thu hút sự chú ý của đông đảo các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách. Câu hỏi đặt ra là: sự kiện trên sẽ ảnh hưởng như thế nào đến bản thân nền kinh tế Trung Quốc ? và đến nền kinh tế toàn cầu ? Từ thập kỷ 80, Trung Quốc đã trở thành đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường xuất khẩu hàng hoá sử dụng nhiều lao động như dệt may, quần áo, giày dép, hàng điện tử và các sản phẩm hàng hoá tiêu dùng khác đối với nhiều nước asean. Trong những năm gần đây, Trung Quốc bắt đầu phát triển sang các ngành sử dụng nhiều vốn và hàm lượng công nghệ cao. Bài viết sẽ đánh giá xem quá trình hội nhập WTO của Trung Quốc có làm cho các nước asean đối mặt với cạnh tranh gay gắt hơn từ phía Trung Quốc hay không?
Kể từ cuối thập kỷ 70, công cuộc cải cách kinh tế và mở cửa của Trung Quốc đã đem lại mức tăng trưởng kinh tế kỷ lục, làm cho vị thế Trung Quốc trong khu vực và trên trường quốc tế lớn mạnh không ngừng. Thập kỷ 90, tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc đạt 9,8%/năm. Năm 2000, GDP Trung Quốc đạt trên 1000 tỷ USD, vươn lên đứng hàng thứ 7 trên thế giới. Trong hai thập kỷ từ 70 đến 90, tổng kim ngạch ngoại thương tăng 286 lần, đạt 474,3 tỷ USD, từ vị trí thứ 32 lên thứ 11 trên thế giới. Trung Quốc hiện là nước tiếp nhận đầu tư nước ngoài lớn nhất trong số các nước đang phát triển. Mặc dù khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam á đã ảnh hưởng đến Trung Quốc và làm cho nhiều nền kinh tế Đông á rơi vào khủng hoảng trầm trọng, song Trung Quốc vẫn là quốc gia có mức tăng trưởng cao trên thế giới, đạt trên 7%/năm.
Biểu 1: Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc và asean (%/năm)
Nguồn: ADB. 2001.
Đối với các nước asean, thập kỷ 70, 80 và đầu 90 là những năm vàng son, tăng trưởng GDP bình quân trên 6%/năm. Tuy nhiên, khủng hoảng tài chính năm 1997 đã làm cho các nước asean rơi vào suy thoái nặng nề. Tốc độ tăng trưởng của toàn khối giảm xuống, năm 1998 còn -1,8%. Sau khủng hoảng, các nước asean nỗ lực cải tổ để phục hồi và vươn lên.
Nhìn lại tiến trình phát triển vừa qua có thể thấy, mặc dù các nước asean rơi vào khủng hoảng song Trung Quốc vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao và ổn định. Ngày càng hội nhập vào nền kinh tế thế giới đã làm cho vị thế của Trung Quốc trong khu vực tăng lên. Trung Quốc hội nhập WTO sẽ tác động đến nền kinh tế các nước asean. Tác động này đến asean sẽ theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực trên các lĩnh vực thương mại và đầu tư.
Về thương mại, tác động tiêu cực là “dịch chuyển thương mại”. Trung Quốc hội nhập WTO sẽ buộc nhiều nước là thành viên của WTO phải giảm hàng rào thuế quan tạo thuận lợi cho hàng hoá của Trung Quốc xâm nhập thị trường các nước này. Với lợi thế so sánh về chi phí sản xuất thấp, hàng hoá của Trung Quốc sẽ chiếm lĩnh thêm thị phần, gây sức ép cạnh tranh lên các nước Đông Nam á. Sức hút hàng hoá giá thấp của Trung Quốc đang làm thay đổi xu hướng tiêu dùng của nhiều nước, chuyển từ mua hàng hoá sản xuất ở các nước Đông Nam á sang mua hàng nhãn hiệu Trung Quốc, tạo ra xu hướng "dịch chuyển thương mại". Xu thế này sẽ ảnh hưởng mạnh đến những nhà sản xuất hàng dệt may và những sản phẩm sử dụng nhiều lao động ở các nước Đông Nam á.
Kể từ khi xảy ra khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam á năm 1997, đồng tiền mất giá kích thích xuất khẩu hàng chế tạo của các nước Đông Nam á, nhưng khi ảnh hưởng tích cực của việc phá giá đồng tiền yếu đi so với việc tăng lương thì hàng hoá của các nước Đông Nam á sẽ gặp khó khăn trong cạnh tranh với hàng hoá Trung Quốc. Hiện nay, khoảng 80% hàng dệt nhập khẩu ở Nhật Bản được sản xuất ở Trung Quốc. Tình trạng này cũng tương tự như hàng hoá của Trung Quốc từng chiếm lĩnh thị trường Mỹ.
Trong giai đoạn 1990-2000, xuất khẩu Trung Quốc tăng 3 lần, từ 62 lên 249 tỷ USD, trong khi xuất khẩu của các nước asean tăng 1,9 lần, từ 142 lên 423 tỷ USD. Xuất khẩu của Trung Quốc tăng lên đang gây áp lực cạnh tranh mạnh lên các ngành công nghiệp và hoạt động xuất khẩu của các nước Đông Nam á. Trong thời gian tới, Trung Quốc vẫn duy trì lợi thế về nguồn lao động rẻ và năng suất lao động khá nên xuất khẩu hàng dệt may, quần áo thể thao và những hàng hoá sử dụng nhiều lao động của Trung Quốc tiếp tục gây sức ép đến các nhà sản xuất ở khu vực Đông Nam á
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 279
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 300
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 368
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 307
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 352
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 409
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 512
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 331
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 315
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 483
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem