Mã tài liệu: 243220
Số trang: 4
Định dạng: doc
Dung lượng file: 109 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Trước khi Trung Quốc gia nhập WTO có những cuộc tranh luận sôi nổi về những lợi ích cũng như thua thiệt trong một cuộc chơi thương mại mới. Đa số các quan điểm đều thống nhất rằng gia nhập WTO là một bước cải cách, tác động trực tiếp và sâu rộng đến toàn bộ đời sống kinh tế-chính trị-xã hội của Trung Quốc. Gia nhập WTO, bên cạnh những lợi ích về kinh tế và chính trị, Trung Quốc cũng sẽ phải đối mặt với những thách thức to lớn, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Thực tế cho thấy hơn 2 năm hội nhập WTO, nền kinh tế Trung Quốc thực sự tiếp tục tăng tốc. Tốc độ tăng trưởng GDP Trung Quốc năm 2003 đạt 9,1%, thuộc diện cao nhất thế giới. Thương mại nhảy vọt, xuất khẩu tăng 34,6%; nhập khẩu tăng 39,9% và Trung Quốc vươn lên đứng thứ 4 thế giới về tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Chuyên gia kinh tế Barry Naughton, đại học Stanford Hoa Kỳ cho rằng, Trung Quốc không chỉ là nơi sản xuất và xuất khẩu sản phẩm thô mà “mối quan hệ tam giác Hoa Kỳ-Đài Loan-Trung Quốc” đã giúp ngành công nghiệp của đất nước hơn 1,2 tỷ dân này đang thực sự bứt phá lên một tầm cao mới, hội nhập vào làn sóng công nghệ cao và mạng lưới sản xuất toàn cầu hiện đại. Ước tính, năm 2003 xuất khẩu máy tính và phụ kiện tăng 100% lên 40 tỷ USD; xuất khẩu thiết bị viễn thông, điện tử và TV đạt trên 100% lên 35 tỷ USD;
Tuy nhiên, cũng có những tổn thất và giá phải trả cho các quyết định sai lầm. Những ngành hàng kém hiệu quả, đặc biệt là một số ngành hàng nông sản của Trung Quốc đang phải đối mặt với những thử thách lớn lao. Một trong những ngành hàng mà Trung Quốc đang phải trả giá là mía đường. Sản xuất kém hiệu quả, giá thành cao, thị trường trong nước được bảo hộ trong nhiều năm đã dẫn đến đường nhập khẩu tăng, gây sức ép mạnh lên sản xuất trong nước, đẩy hàng trăm ngàn lao động nông thôn mất việc làm, thu nhập giảm, gây ra áp lực về mặt xã hội đáng lo ngại.
Những biện pháp cải cách quyết liệt trước khi gia nhập WTO
Giai đoạn 1996-2000, ngành đường Trung Quốc thua lỗ, nợ ngân hàng đến 10 tỷ nhân dân tệ (NDT) tương đương 1,2 tỷ USD, nợ nông dân gần 1 tỷ nhân dân tệ. Giá thành sản xuất 1 tấn đường gần 3000 tệ (tường đương 5 triệu đồng Việt Nam) nhưng chỉ bán được 2000 tệ. Ở nước ngoài, chỉ cần 2-3 mẫu mía có thể sản xuất được 1 tấn đường, trong khi Trung Quốc cần ít nhất 4-5 mẫu, thậm chí một số vùng lên tới 7-8 mẫu do năng suất mía thấp và hàm lượng đường trong mía thấp.
Dự báo được những ngành hàng kém hiệu quả sẽ chịu nhiều rủi ro trong hội nhập, chính phủ Trung Quốc đã đề ra một số biện pháp cải cách quyết liệt. Kể từ năm 2000, một loạt biện pháp được áp dụng như cắt giảm 10% diện tích trồng nguyên liệu cho sản xuất đường, giảm bớt khoảng 2,43 triệu tấn, sản lượng còn khoảng 8,5-9 triệu tấn, đóng cửa các nhà máy đường kém hiệu quả. Năm 2000, Trung Quốc đóng cửa 143 nhà máy, riêng tỉnh Quảng Đông đóng cửa một loạt nhà máy, giảm số nhà máy từ 79 xuống 37. Năm 2001 Trung Quốc đóng cửa tiếp 45-50 nhà máy nữa
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 492
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 315
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 347
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 290
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 312
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 483
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 433
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 443
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 352
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 338
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 251
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 299
⬇ Lượt tải: 16