Mã tài liệu: 290452
Số trang: 117
Định dạng: zip
Dung lượng file: 567 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KHU VỰC VÀ QUỐC TẾ.
1.1. TÍNH TẤT YẾU CỦA ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP.
1.1.1. Học thuyết của Adam Smith và các trường phái “Cổ điển mới” về tự do hoá thương mại
1.1.1.1. Học thuyết của Adam Smith về tự do hoá thương mại
Từ thế kỷ XVI - XVII trường phái trọng thương ở Tây Âu mà đại biểu là: Thoms Mum đã đề cao vai trò của ngoại thương đối với sự giàu có kinh tế của một quốc gia. Các nhà kinh tế của trường phái trọng thương cho rằng “Nội thương là một hệ thống ống dẫn, ngoại thương là cái máy bơm, muốn tăng của cải phải có ngoại thương nhập dầu của cải qua nội thương” sự phát triển của sản xuất tư bản chủ nghĩa đã chứng minh việc tuyệt đối hoá vai trò của ngoại thương của trường phái trọng thương. Chủ nghĩa trọng thương là tư tưởng kinh tế của giai cấp tư sản trong giai đoạn phương thức sản xuất phong kiến tan rã và chủ nghĩa tư bản mới ra đời. Đây là giai đoạn chủ nghĩa tư bản đang trong thời kỳ tích luỹ nguyên thuỷ tư bản, sẵn sàng dùng bạo lực để thực hiện việc cướp bóc để tích luỹ. Ngoại thương lúc đó là phương tiện để giai cấp tư sản thực hiện cách cướp bóc ở thuộc địa thông qua việc trao đổi ngang giá. Nói cách khác, đó là lối buôn bán theo kiểu cướp đoạt, quốc gia này có lợi giầu lên trên cơ sở quốc gia khác chịu bất lợi, nghèo đói. Chính vì những hạn chế đó chủ nghĩa trọng thương đã nhường bước cho các học thuyết nghiên cứu về kinh tế tư bản chủ nghĩa một cách toàn diện hơn. Tuy vậy, chủ nghĩa trọng thương đã có những cống hiến nhất định về mặt lý luận khi chỉ ra vai trò quan trọng của ngoại thương đối với sự phát triển kinh tế của các quốc gia.
Cùng với sự phát triển của sản xuất tư bản chủ nghĩa từ thế kỷ XVIII trở đi, vai trò của ngoại thương được nhìn nhận trong tổng thể với các lĩnh vực kinh tế khác, trong đó tiêu biểu là lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của nhà kinh tế học người Anh Adam Smith (1723 - 1790) nổi tiếng thế giới. Ông là nhà kinh tế chính trị cổ điển nổi tiếng ở Anh và trên thế giới , tư tưởng tiêu biểu của giai cấp tư sản sớm có tư tưởng thủ tiêu tàn tích phong kiến, mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển , đã viết tác phẩm nổi tiếng “The Wealth of Nations - của cải của các dân tộc” năm 1776. Với lý tưởng cho rằng các cá nhân trên thị trường tự do theo đuổi quyền lợi của mình bằng cách cố gắng làm càng nhiều cho mình càng tốt tuỳ khả năng của mình không có sự giúp đỡ hoặc can thiệp nào của chính phủ. Adam Smith lập luận rằng sự theo đuổi quyền lợi trong điều kiện không có sự điều hành từ trung ương có thể tạo ra được một xã hội liên kết chặt chẽ có khả năng đưa ra được các quyết định phân bố nguồn lực chung của xã hội một cách hợp lý. Đó là tư tưởng về thị trường tự do là thị trường mà nhà nước không can thiệp vào. Các nhà kinh tế học đã nghiên cứu sự thâm thuý tuyệt vời của Adam Smith phát triển tư tưởng này và hình thành lý thuyết của trường phái cổ điển về nền kinh tế thị trường tự điều tiết thông qua khai thác lý thuyết về “bàn tay vô hình” của Smíth.
1.1.1.2. Lý thuyết của trường phái cổ điển mới về tự do hoá thương mại
Khi chủ nghĩa tư bản ra đời và phát triển, từ đó nền kinh tế thị trường từng bước được hình thành. Kinh tế thị trường là nền kinh tế sản xuất hàng hoá vận hành theo cơ chế thị trường. Cơ chế thị trường là cơ chế tự điều tiết nền kinh tế thông qua quan hệ đặc thù của nó, trong đó quan trọng nhất là quy luật cung cầu, quy luật giá trị và quy luật cạnh tranh nhà nước tư bản lúc này chỉ là người “canh gác bảo vệ, tài sản cho chủ nghĩa tư bản, ủng hộ, hỗ trợ cho các thương nhân tham gia buôn bán. Như vậy nền sản xuất của các nước tư bản phát triển nhanh, các nhà tư bản đua nhau mở rộng quy mô
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 203
👁 Lượt xem: 629
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 205
👁 Lượt xem: 617
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 442
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 430
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 369
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 147
👁 Lượt xem: 417
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 355
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 545
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 526
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 433
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 432
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 496
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 368
⬇ Lượt tải: 17