Mã tài liệu: 223440
Số trang: 50
Định dạng: doc
Dung lượng file: 242 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Lời mở đầu
Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường đến nay tuy còn mới mẻ nhưng nó đã cuốn hút hầu hết các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia. Từ đây, nhiều doanh nghiệp đã bắt kịp được với cơ chế mới và kinh doanh có hiệu quả, tuy nhiên cũng có không ít những doanh nghiệp vẫn nằm trong tình trạng làm ăn thua lỗ và đứng trước nguy cơ phá sản. Bởi trong cơ chế mới các doanh nghiệp cùng sản xuất hàng hoá, cùng tồn tại cạnh tranh và bình đẳng với nhau trước pháp luật, đã tạo đà cho nền kinh tế phát triển mạnh mẽ bằng sự đào thải những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, thay thế bằng những doanh nghiệp có năng lực, nhạy bén và có khả năng phát triển.
Vậy vấn đề quyết định sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp sản xuất đó chính là hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp phải thực hiện tốt nguyên tắc hạch toán kinh doanh “lấy thu bù chi và có lãi”. Một trong những khâu ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động sx kinh doanh của doanh nghiệp là khâu tiêu thụ sản phẩm. Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm là để tiêu thụ và hoạt động đó diễn ra trên thị trường ngày càng có sự cạnh tranh gay gắt, quyết liệt. Vì vậy, làm tốt công tác tiêu thụ sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp có nguồn tài chính để tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng, tăng nhanh vòng quay của vốn và đem lại hiệu quả kinh doanh cao. Đồng thời, qua đó cũng tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng, phát triển và hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Xuất phát từ ý nghĩa và vai trò đó, các nhà sản xuất kinh doanh không ngừng hoàn thiện công tác tiêu thụ sản phẩm sao cho phù hợp với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, phức tạp của nền kinh tế thị trường và làm thế nào để đẩy mạnh khả năng tiêu thụ sản phẩm là cả một quá trình nghiên cứu, phân tích, đánh giá một cách chính xác tình hình mọi mặt của doanh nghiệp mình: tình hình thị trường, tình hình đối thủ cạnh tranh, tình hình kinh tế xã hội . Trên cơ sở đó, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần có sự quản lý sáng suốt, linh hoạt, nhạy bén và năng động để vạch ra những hướng đi đúng đắn nhất. Làm tốt được những điều đó thì doanh nghiệp mới khẳng định được sự tồn tại và phát triển của mình, nếu không doanh nghiệp sẽ tự đào thải mình ra khỏi thị trường.
Hoà cùng với không khí chung của nền kinh tế đất nước, ngành sành sứ thuỷ tinh công nghiệp Việt Nam đã nhanh chóng tham gia vào quá trình đổi mới, Công ty Bóng Đèn Phích Nước Rạng Đông với hoạt động chính là sản xuất kinh doanh sản phẩm phích nước nóng và bóng đèn điện các loại, đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và việc đẩy mạnh tiêu thụ và tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm đang trở thành vấn đề bức xúc nhất và được đặt lên vị trí quan tâm hàng đầu của công ty.
Xuất phát từ quan điểm này, trong thời gian được về thực tập tại Công ty Bóng Đèn Phích Nước Rạng Đông, tôi đã cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu về công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty thông qua đề tài “Thực trạng về công tác tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Bóng Đèn Phích Nước Rạng Đông”.
Nội dung đề tài bao gồm:
Chương I: Những vấn đề cơ bản về công tác tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Chương II: Thực trạng công tác tiêu thụ ở Công ty Bóng Đèn Phích Nước Rạng Đông.
Chương III: Một số phương hướng và biện pháp chủ yếu để đẩy mạnh tiêu thụ ở Công ty Bóng Đèn Phích Nước Rạng Đông.
Mục lục
Lời mở đầu. 4
Chương I: Những vấn đề cơ bản về công tác tiêu thụ sản
phẩm của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. 6
1.1 Khái niệm, vai trò của công tác tiêu thụ sản phẩm.
1.1.1 Khái niệm tiêu thụ sản phẩm. 6
1.1.2 Sự cần thiết phải đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm. 8
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ và biện pháp
chủ yếu để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. 9
1.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ và tăng doanh thu
tiêu thụ sản phẩm. 9
1.2.2 Các biện pháp chủ yếu để đẩy mạnh tiêu thụ và tăng doanh thu
tiêu thụ sản phẩm. 14
Chương II: Thực trạng công tác tiêu thụ ở Công ty Bóng Đèn Phích Nước Rạng Đông. 20
2.1 Khái quát chung về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. 20
2.1.1 Quá trình hình thành công ty. 20
2.1.2 Đặc điểm về tổ chức, quản lý sản xuất của công ty. 23
2.1.3 Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. 24
2.1.4 Đặc điểm về sản phẩm của công ty. 25
2.1.5 Đánh giá chung về hoạt động của công ty. 27
2.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty năm 2000. 28
2.2.1 Công tác lập kế hoạch tiêu thụ và doanh thu tiêu thụ của công ty. 28
2.2.2 Tình hình tổ chức thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của
công ty năm 2000. 31
Chương III: Một số phương hướng và biện pháp chủ yếu để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Bóng Đèn Phích Nước Rạng Đông. 35
3.1 Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới. 35
3.2 Những giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh tiêu thụ ở Công ty
Bóng Đèn Phích Nước Rạng Đông. 35
3.2.1 Hoàn thiện công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. 36
3.2.2 Hoàn thiện hơn nữa công tác tổ chức bán hàng. 37
3.2.3 Nâng cao chất lượng, đa dạng hoá và cải tiến mẫu msản phẩm. 38
3.2.4 Tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. 40
3.2.5 Tăng cường sử dụng triệt để các biện pháp tài chính
để thúc đẩy tiêu thụ. 42
3.2.6 Xây dựng chiến lược quảng cáo tổng hợp nhiều hình thức nhưng
tiết kiệm và hiệu quả. 43
Kết luận. 45
Tài liệu tham khảo. 46
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 384
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 296
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 255
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 249
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 313
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 403
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 266
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 395
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 293
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 243
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 251
⬇ Lượt tải: 16