Mã tài liệu: 266361
Số trang: 21
Định dạng: zip
Dung lượng file: 740 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Lời mở đầu
Tỷ giá là một trong những vấn đề rất được quan tâm trong một nền kinh tế, đặc biệt là trong nền kinh tế của các nước đang phát triển, đang từng bước hoà nhập vào nền kinh tế thế giới và tham gia vào phân công lao động quốc tế. Bởi hoạt động thương mại quốc tế của các nước này ngày càng phát triển và đòi hỏi phải có sự tính toán so sánh về giá cả, tiền tệ với các nước đối tác. Chính tỷ giá là một công cụ quan trọng được sử dụng trong tính toán này.
Tỷ giá hối đoái được hiểu là giá của một đơn vị ngoại tệ tính theo đồng nội tệ. Đó chính là giá cả của ngoại tệ trên thị trường và được xác định dựa trên quan hệ cung cầu về ngoại tệ. Được coi là mấu chốt trong quản lý kinh tế vĩ mô, tỷ giá hối đoái có tác động ngược trở lại đến các mối quan hệ kinh tế, lên cán cân thanh toán quốc tế, lên giá cả hàng hoá trong nước và lưu thông tiền tệ... Chính vì thế, tỷ giá được nhiều người có vốn cũng như các nhà quản lý theo dõi chặt chẽ về diễn biến và thường được dự đoán thường xuyên
Khi mới chuyển đổi, mở cửa, hội nhập, tỷ giá VND/USD khá cao, có thời gian đã lên đến 16.000 VDN/USD (vào cuối năm 1991), năm 1992 đã giảm mạnh và sau đó chỉ tăng, giảm nhẹ. Chỉ trừ năm 1997- 1998, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở khu vực mà tỷ giá tăng cao, còn các năm từ đó cho đến nay chỉ tăng nhẹ.
Vậy để lý giải cho điều đó, và dự đoán xu hướng tỷ giá trong thời gian tới ra sao, cùng với sự gợi ý của giáo viên hướng dẫn em đã nghiên cứu và lựa chọn đề tài “Phân tích tỷ giá dựa vào Mô hình ARIMA và mô hình GARCH”.
Trong khuôn khổ một bài đề án, mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do khả năng còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ các thầy cô giáo để bài viết được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Quang Dong đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài đề án này.
Đề án của em gồm ba phần:
Phần I : Khảo sát sơ lược về chuỗi lợi suất của tỷ giá
Phần II : Các mô hình kinh tế lượng đối với chuỗi lợi suất tỷ giá.
1.Ước lượng mô hình ARIMA
2.Ước lượng mô hình GARCH
3. Dự báo
Phần III : Kết luận
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 608
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 810
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 386
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 381
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 392
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 294
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 526
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 1020
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 389
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 395
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 357
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 690
⬇ Lượt tải: 19