Mã tài liệu: 278169
Số trang: 28
Định dạng: zip
Dung lượng file: 172 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Quản lí tài nguyên dựa vào cộng đồng
Là một quốc gia đang phát triển, cũng giống như tất cả các quốc gia khác, Việt Nam phải đối diện với nguồn tài nguyên ngạy một khan hiếm, bên cạnh đó lại là tình trạng khai thác và sử dụng tài nguyên không hợp lí dẫn tới nhứng thiệt hại và nguy cơ vô cùng nghiêm trọng cho cả hiện tại và tương lai. Tài nguyên thiên nhiên đang kêu cứu! Đứng trước tình hình đó, vấn đề quản lí tài nguyên lại càng trở nên cấp thiết.
Một trong những hình thức quản lý tài nguyên thu được hiệu quả cao là quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng. Đó là một hình thức quản lý đã và đang áp dụng ở nhiều vùng khác nhau trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia phát triển. Nội dung của phương pháp là lấy cộng đồng làm trọng tâm trong việc quản lý tài nguyên. Đưa cộng đồng tham gia trực tiếp vào hệ thống quản tài nguyên, họ trực tiếp tham gia trong nhiều công đoạn của quá trình quản lý, từ khâu bàn bạc ban đầu tới việc lên kế hoạch thực hiện, triển khai các hoạt động và nhận xét, đánh giá sau khi thực hiện. Đây là hình thức quản lý đi từ dưới lên, thực hiện theo nguyện vọng, nhu cầu thực tế và ý tưởng của chính cộng đồng, trong đó các tổ chức quần chúng đóng vai trò như một công cụ hỗ trợ thúc đẩy cho các hoạt động cộng đồng. Quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng là một khái niệm rộng và đa nghĩa theo tính ứng dụng của nó trong thực tiễn, đề cập sự tham gia của các cộng đồng có lợi ích liên quan trong quản lý tài nguyên đất, nước, rừng, động vật hoang dã và nguồn lợi thủy sản. Mô hình là một phương tiện cho người dân trong cộng đồng tham gia vào quá trình ra quyết định. Quá trình này đưa ra một giới hạn đầy đủ về các bên tham gia, từ đó phá vỡ những rào cản giữa các bên liên quan và đưa ra những mục tiêu rõ ràng; tạo cơ hội cho cộng đồng tham gia vào quá trình quản lý và xác lập khả năng tự trị. Do đó, đây là một cơ chế quan trọng cho sự tham gia thực sự của cộng đồng vào giải quyết các vấn đề của khu vực, duy trì tính công khai từ đó tạo hiệu quả cao trong việc xây dựng năng lực quản lý của chính quyền địa phương. Với những lý do đó, tiếp cận, áp dụng và nhân rộng mô hình này là một trong những bước đi quan trọng hướng tới một xã hội phát triển bền vững.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 443
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 441
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 529
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 360
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 428
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 383
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 504
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 499
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 431
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 2
👁 Lượt xem: 462
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 574
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 387
⬇ Lượt tải: 16