Mã tài liệu: 269023
Số trang: 10
Định dạng: zip
Dung lượng file: 73 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
Chính sách mở cửa để hội nhập với thế giới của Nhà nước ta đã và đang được thực hiện ngày càng sâu rộng. Thông qua việc thực hiện chính sách này mà số lượng người nước ngoài đến sinh sống và làm việc tại Việt Nam ngày càng nhiều. Luật pháp nước ta đã có những quy chế pháp lý riêng để quy định cho những người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam. Chắc chắn một điều là, vì có quốc tịch khác nhau nên quy chế pháp lí hành chính của người nước ngoài cư trú ở Việt Nam so với quy chế pháp lý hành chính của công dân Việt Nam sẽ có những điểm khác biệt nhất định.
Bài viết này chúng em xin được đề cập đến vấn đề : Những điểm khác biệt trong quy chế pháp lí hành chính của người nước ngoài cư trú ở Việt Nam so với quy chế pháp lý hành chính của công dân Việt Nam và lí do của sự khác biệt đó.
B. NỘI DUNG
I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM:
1.Khái niệm và đặc điểm của quy chế pháp lí hành chính của công dân
Điều 49 Hiến pháp 1992 quy định: “ Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam”. Điều đó khẳng định công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Quốc tịch là một phạm trù chính trị - pháp lí thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và các cá nhân đồng thời quốc tịch còn xác định một cá nhân là công dân Việt Nam, trên cơ sở đó làm phát sinh quyền, nghĩa vụ pháp lí hành chính giữa Nhà nước ta và công dân sống ở trong nước cũng như nước ngoài.
Quy chế pháp lí hành chính của công dân được hiểu là tổng thể các quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lí hành chính nhà nước được quy định trong các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và được đảm bảo thực hiện trong thực tế.
Quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lí hành chính nhà nước bắt nguồn từ Hiến pháp và chỉ có thể trở thành hiện thực khi được cụ thể hóa thành các quyền, nghĩa vụ cụ thể trong các văn bản pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Thông qua việc thực hiện quyền và nghĩa vụ, công dân tham gia trực tiếp vào hoạt động quản lý nhà nước. Nhà nước tạo mọi điều kiện cần thiết để thu hút nhân dân tham gia đông đảo vào quản lý nhà nước, nâng cao tính tích cực chính trị của mỗi cá nhân công dân.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 425
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 299
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 330
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 373
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 233
👁 Lượt xem: 763
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 595
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 233
👁 Lượt xem: 668
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 301
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 380
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 289
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 287
⬇ Lượt tải: 18