Mã tài liệu: 214894
Số trang: 24
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 386 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
1/ Tính cấp thiết của đề tài
Quản lý tài sản công luôn là vấn đề thời sự của Chính phủ, Quốc hội.
Việc thiếu chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản công và hiệu quả của
cơ quan hành chính nhà nước đang là vấn đề được Chính phủ và các cơ
quan hữu trách quan tâm. Tình trạng các cơ quan hành chính, sự nghiệp và
các đơn vị thuộc khu vực công sử dụng vượt tiêu chuẩn định mức gây lãng
phí, cho thuê, mượn tài sản công không đúng quy định, tự ý sắp xếp, xử lý
làm thất thoát tài sản công đang đặt ra yêu cầu phải thống kê và quản lý
hiệu quả lượng tài sản này.
2/ Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống lại cơ sở lý thuyết về quản lý tài sản công và quản lý trụ sở
làm việc của cơ quan hành chính nhà nước.
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý tài sản nhà nước, trụ
sở cơ quan hành chính chính kể từ khi Cục quản lý công sản thống
nhất quản lý tài sản công.
- Đề xuất những giải pháp hoàn thiện quản lý tài sản công là trụ sở làm
việc của cơ quan hành chính nhà nước nhằm đảm bảo kỷ luật tài khoá
tổng thể và hiệu quả phân bổ nguồn lực cho mỗi cấp hành chính.
3./ Đối tượng nghiên cứu.
Luận án chỉ tập trung nghiên cứu tài sản công là trụ sở làm việc
thuộc quyền quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước. Đây là tài
sản có giá trị lớn nhất, có tính chất đặc biệt và rất khó đánh giá hiệu qủa.
Đề tài dựa trên phương diện là cơ quan quản lý nhà nước (Cục
quản lý công sản) đối với tài sản công để xem xét công tác quản lý của
các đơn vị, các cấp liên quan đến trụ sở làm việc của cơ quan hành
chính nhà nước.
- 2 -
4./ Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp phân tích thực chứng và
phương pháp phân tích chuẩn tắc trong nghiên cứu kinh tế.
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích định lượng trong thống kê thông qua
mô hình định giá đất và mô hình định mức linh hoạt trụ sở làm việc của các
địa phương, kiểm định mô hình đánh giá thực trạng định mức đặt ra hiện nay.
Đề tài có tham khảo kinh nghiệm thực tiễn của Pháp, Canada nhờ quá trình
nghiên cứu học tập và được sự giúp đỡ trực tiếp của các giáo sư nước ngoài.
5./ Tổng quan nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về quản lý tài sản công trên thế giới thường đề cập đến công
trình nghiên cứu và giáo trình có tính quốc tế. Đó là “Managing
Government Property Assets: Sharing International Experiences”,
“Central Government Asset Management Reforms” và “Property-
Related Public-Private Partnerships” của hai tác giả là Olga Kaganova,
Ph.D., giáo sư tại The Urban Institute cùng với Giáo sư James Mc Kellar,
Professor of Real Property, Academic Director, Executive Director Real
Property Program, York University.
Ở nước ta, cho đến thời điểm hiện tại có thể kể đến một đề tài nghiên cứu
khoa học của PGS.TS. Nguyễn Ngô Thị Hoài Thu, Phó giám đốc Trường
đào tạo cán bộ tài chính là “Hoàn thiện cơ chế quản lý nhà công sở tại các
cơ quan hành chính nhà nước”. Một đề tài nghiên cứu khoa học khác tại
Học viện hành chính của TS. Trần Văn Giao, Chủ nhiệm đề tài đó là
“ Quản lý tài sản công trong các cơ quan hành chính - sự nghiệp hiện nay
ở Việt Nam”. Nghiên cứu liên quan đến đề tài ở cấp độ nghiên cứu sinh
hiện tại chưa có tác giả nào thực hiện liên quan đến quản lý tài sản công nói
chung hay trụ sở làm việc của cơ quan hành chính nói riêng. Một cơ sở lý
thuyết khoa học cho quản lý Tài sản công hiện nay đó chính là giáo trình
Quản lý tài sản công của đồng tác giả PGS.TS. Nguyễn Thị Bất và PGS.TS.
Nguyễn Văn Xa được xuất bản làm giáo trình giảng dạy môn quản lý công
sản của Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
- 3 -
5./ Những đóng góp của luận án.
Luận án đã hệ thống lý thuyết về quản lý trụ sở làm viêc dựa theo chuẩn
mực quản trị tài sản công mang tính quốc tế.
Đề tài đã đánh giá thực trạng quản lý tài sản công là trụ sở làm việc của cơ quan
hành chính, đưa ra hệ thống các nguyên tắc chung và giải pháp trong quản lý.
Luận án đã minh chứng cho chất lượng quản lý và hiệu quả sử dụng nguồn lực
của cơ quan công quyền bằng kinh nghiệm quản lý tài sản công của các nước.
Những điểm mới của luận án và kỳ vọng của đề tài là các nhóm giải pháp
đưa ra được cơ quan nhà nước nghiên cứu áp dụng có thể thay đổi căn bản
theo hướng tích cực đảm bảo các tiêu chí chung của chuẩn mực quản lý chi
tiêu công
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 233
👁 Lượt xem: 665
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 233
👁 Lượt xem: 762
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 626
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 760
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 413
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 434
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 381
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 475
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 289
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 535
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 410
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 483
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 593
⬇ Lượt tải: 17