Mã tài liệu: 280244
Số trang: 18
Định dạng: zip
Dung lượng file: 89 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Lời nói đầu
Trong gần 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu khá thuyết phục về kinh tế xã hội. Hơn một thập kỷ qua, Việt Nam luôn được xếp vào nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao, đồng thời có thành tích giảm nghèo nhanh nhất thế giới.
Thành tựu trên đây là dấu hiệu tốt của quá trình chuyển đổi kinh tế và là kết quả của các chính sách mà Việt Nam đã và đang thực hiện trước những thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là xu thế toàn cầu hoá. Ngay từ cuối thập kỷ 80, Việt Nam đã thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế thế giới, bắt đầu bằng việc thông qua Luật đầu tư nước ngoài vào năm 1987, tiến hành kí kết hiệp định thương mại song phương và đa phương, gần đây nhất là Hiệp định thương mại Việt-Mỹ, Việt Nam đã trở thành thành viên của ASEAN từ năm 1995, của APEC năm 1998, tham gia diễn đàn kinh tế Á-Âu (ASEM) vào năm 2001 và gia nhập WTO vào năm 2006.
Bên cạnh mở cửa cho thương mại, cũng như nhiều quốc gia đang phát triển khác, Việt Nam đã và đang tích cực cải thiện môi trường đầu tư, trước hết là khuôn khổ pháp luật nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Việt Nam đã ký hiệp định song phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư với 45 nước và cùng lãnh thổ, trong đó phạm vi điều chỉnh của hiệp định đều mở rộng hơn so với quy định hiện hành của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam đã đem lại những kết quả đáng khích lệ về thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định nhưng Việt Nam vẫn chưa tận dụng tối ưu có hội thu hút vốn đầu tư, chưa tối đa hoá được lợi ích mà đầu tư nước ngoài có thể mang lại. Điều này thể hiện qua tỷ lệ vốn ĐTNN thực hiện so với đăng ký còn thấp tập trung trong một số ngành vùng, khả năng tuyển dụng lao động còn khiêm tốn. Phần lớn các dự án có qui mô nhỏ, công nghệ sử dụng chủ yếu có nguồn gốc từ Châu Á, đạt mức trung bình, đặc biệt là Việt Nam chưa được chọn là điểm đầu tư của phần lớn các Công ty đa quốc gia có tiềm năng lớn về công nghệ và sẵn sàng chuyển giao công nghệ và tri thức.
Do đó em lựa chọn đề tài: “Đánh giá những hạn chế của chính sách đầu tư nước của Việt Nam và giải pháp hoàn thiện”. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Bao gồm đầu tư trực tiếp (FDI) và đầu tư gián tiếp (FPI).
Bố cục đề tài được chia làm 3 chương100
Chương I: Lý luận chung về đầu tư nước ngoài
Chương II: Tổng quan về chính sách đầu tư nước ngoài của Việt Nam
Chương III: Giải pháp hoàn thiện chính sách đầu tư nước ngoài.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 380
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 263
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 374
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 289
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 371
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 378
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 307
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 436
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 420
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 374
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 628
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 16