Mã tài liệu: 223252
Số trang: 27
Định dạng: doc
Dung lượng file: 181 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Sau hơn 2 năm gia nhập WTO, thị trường bảo hiểm ở nước ta đã có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, các sản phẩm bảo hiểm ngày càng đa dạng, chất lượng bảo hiểm cũng được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, sự cạnh tranh gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp bảo hiểm phải luôn hoàn thiện để tồn tại và phát triển.
Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp bảo hiểm cần đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, thay đổi tư duy quản trị, nâng cấp trình độ công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho phù hợp với cam kết WTO, triển khai nhiều loại hình sản phẩm mới. Đồng thời phải có những chính sách linh hoạt, mềm dẻo trước diễn biến của cuộc khủng hoảng và sự tác động của nó đến thị trường bảo hiểm.
Các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam đã có đủ khả năng phục vụ các ngành kinh tế, các tầng lớp nhân dân với việc tham gia vào nhiều hợp đồng có mức trách nhiệm lớn tới hàng tỷ USD như bảo hiểm trong các lĩnh vực hàng không; dầu khí; Nhà máy xi măng Chinfon, Nhà máy điện Phú Mỹ, các toà nhà, khách sạn lớn cùng với hàng nghìn nhà xưởng, văn phòng Hoạt động đầu tư của các công ty đang tạo ra một nguồn vốn lớn cho xã hội.
Các công ty bảo hiểm Việt Nam đang tích cực hợp tác, giúp đỡ nhau cùng có lợi. Các công ty bảo hiểm đã có được bản đồng thoả thuận về khai thác bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt. Đặc biệt, sự ra đời của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam đại diện cho các doanh nghiệp cũng thể hiện những bước tiến tích cực của bảo hiểm ViệtNam.
Tuy nhiên, cũng cần phải nhận thấy rằng, thị trường bảo hiểm Việt Nam vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Năng lực hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm và môi giới bảo hiểm còn khá nhiều hạn chế. Việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN bảo hiểm đang ở tình trạnh báo động. Do cạnh tranh gay gắt, các DN bảo hiểm đã hạ phí bảo hiểm, tăng phần trợ cấp cho các đại lý, làm giảm hiệu quả kinh doanh. Công tác giải quyết bồi thường chưa được thực hiện tốt, chưa đảm bảo tối đa quyền lợi của khách hàng khi gặp thiệt hại. Các sản phẩm bảo hiểm tuy đã đa dạng hơn trước, nhưng vẫn còn hạn chế, chưa phát triển trong nhiều lĩnh vực quan trọng như thiên tai, nông nghiệp, tín dụng và rủi ro tài chính, hoạt động hành nghề y dược, luật sư, dịch vụ kế toán, kiểm toán Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt chưa thực sự được đẩy mạnh trong khi hàng năm, ở nước ta, tai nạn do cháy nổ vẫn gia tăng với tốc độ cao một cách đáng báo động. Bên cạnh yếu tố chủ quan từ các công ty, có thể thấy sự thiếu hoàn thiện của hệ thống văn bản pháp luật và công tác quản lý Nhà nước cũng đang ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển lành mạnh của ngành bảo hiểm
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 384
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 413
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 404
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 452
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 401
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 450
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 385
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 273
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 248
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 475
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 327
⬇ Lượt tải: 16