Mã tài liệu: 222110
Số trang: 15
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 138 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
TÌNH HÌNH NUÔI CÁ TRA VÀ BASA
TRONG BÈ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Nuôi cá bè ở đồng bằng sông Cửu Long có từ những năm 60 của thế kỷ 20.
Có lẽ nó được bắt nguồn từ vùng Biển Hồ của Campuchia, sau đó kiều dân Việt
Nam hồi hương đã áp dụng hình thức nuôi bè đầu tiên ở vùng Châu đốc và tân
Châu (An Giang). Cho đến nay, nhờ sự cải tiến và bổ sung nên uôi cá bè đã phát
triển thành một nghề vững chắt. Đây là một kỹ thuật nuôi tăng sản mang tính công
nghiệp. Cá được nuôi trong bè đặt trên các dòng sông nước chảy liên tục, do đó
luôn cung cấp đủ dưỡng khí cho nhu cầu sốngvà phát triển của cá, vì vậy có thể
nuôi với mật độ cao và đạt năng suất nuôi cũng rất cao.
Tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nuôi cá bè phân bố ở một nữa số
tỉnh của vùng, nhưng tập trung nhất ở 2 tỉnh Đồng Tháp và An Giang, chiếm tới
60% số bè nuôi. Hai tỉnh này được xem như hai “Trung tâm” nuôi cá bè ở đồng
bằng sông Cửu Long với 62-76% sản lượng cá bè của khu vực những năm gần
đây.
Bè nuôi cá ở đồng bằng sông Cửu Long thường được đóng bằng gỗ tốt, chịu nước.
Bè có dạng hình khối chữ nhật. Có 3 loại cỡ, cỡ nhỏ (dưới 100m3)thường được
dùng cho cả ương cá giống và nuôi cá thịt, nhất là nuôi các loài như cá lóc bông,
cá he, bống tượng. Bè cỡ trung và cỡ lớn (trên 100 m3 đến trên 1.000 m3) chủ yếu
để nuôi cá thịt. Cá tra và basa thường được nuôi trong các bè cỡ lớn.
Đối tượng các loại cá nuôi truyền thống trong bè như cá chép, tra basa, he,
chài, lóc bông Gần đây có thêm cá bóng tượng nuôi nhiều trong bè vì có giá trị
xuất khẩu cao. Trong các giống loài nuôi trên, hai đối tượng cá tra và basa được
nuôi tập trung ở 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp với sản lượng lớn, đặc biệt cá
basa. Trong năm 1996, chỉ riêng cá basa ở 2 tỉnh này đã đạt 27.000 tấn trong tổng
số 32.000 tấn cá nu6oi bè các loại ở đồng bằng sông Cửu Long (1)
Sản lượng nuôi của cá tra và basa tăng nahnh trong những năm gần đâylà
do có được thị trường xuất khẩu. Đồng thời cũng có sự hỗ trợ vốn của nhà nướcđã
góp phần giúp đỡ cho nghề nuôi cá phát triển. Tuy trong các năm 1996-1997 do
có những khó khăn trong xuất khẩu, giá cá thịt hạ thấp, nhiều bè nuôi bị lỗ. Nhưng
hiện nay, nghề nu6oi cá tra và basa trong bè đã hồi phục và có chiều hướng phát
triển ổn định. Trong kế hoạch sản lượng cá tra và basa nuôi bè năm 2000 của riêng
tỉnh An Giang phấn đấu đạt mức 27.000 tấn
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 602
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 407
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 330
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 118
👁 Lượt xem: 586
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 118
👁 Lượt xem: 417
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 1640
⬇ Lượt tải: 25
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 350
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 303
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 393
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 556
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 519
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem