Mã tài liệu: 243292
Số trang: 17
Định dạng: doc
Dung lượng file: 196 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Vào ngày 24 tháng 7 năm 2002, Bộ Thương mại Mỹ (DOC–Department of Commerce) tuyên bố tiến hành điều tra về cáo buộc của Hiệp hội các nhà nuôi cá catfish Mỹ (CFA) rằng các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã bán phá giá các sản phẩm cá tra và basa philê đông lạnh vào thị trường Mỹ, gây thiệt hại nặng cho các nhà nuôi cá catfish trong nước, và do vậy DOC cần áp dụng thuế chống phá giá đối với các doanh nghiệp này của Việt Nam. Đây là vụ kiện bán phá giá đầu tiên giữa Mỹ và Việt Nam. Tranh chấp xảy ra đúng vào giai đoạn triển khai thực hiện Hiệp định Thương mại Song phương Việt Mỹ (BTA) và thời gian Việt Nam chuẩn bị các điều kiện để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Hơn thế nữa vụ kiện sẽ có tác động tới một hoạt động sản xuất đang đi lên với trên 200.000 lao động tại Vùng Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.
Vụ kiện cá basa, cá tra là vụ tranh chấp thương mại lớn đầu tiên và cũng sẽ không phải là vụ cuối cùng trong quá trình hội nhập của Việt Nam. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia “đây là một hiện tượng bình thường trong thương mại quốc tế và chưa phải là thách thức lớn mà Việt Nam thực sự gặp phải khi hội nhập. Những thách thức lớn hơn sẽ đến từ những cam kết phải mở cửa thị trường nội địa khi tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới. Ngày nào Việt Nam chưa hội nhập, Việt Nam còn phải chịu những thiệt thòi bởi sự phân biệt đối xử”.
Vì Việt Nam chưa phải là thành viên của WTO nên nếu quyết định của cuối cùng ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (ITC) và DOC là bất lợi thì các doanh nghiệp của Việt Nam chỉ có thể kháng án tại Tòa Thương mại Quốc tế của Mỹ, chứ không thể đưa ra kiện tại WTO nơi, theo cơ chế giải quyết tranh chấp, một hội đồng trọng tài sẽ được thiết lập bởi các thành viên độc lập thuộc các nước thứ ba. Ngoài những lý do khác về thuế quan, hạn ngạch và tiếp cận thị trường, vấn đề ra nhập WTO càng trở nên cấp thiết khi Việt Nam còn phải đối phó với nhiều vụ kiện về bán phá giá và các tranh chấp khác từ các nước đối tác, ví dụ vụ kiện bán phá giá tôm phía Mỹ đang cân nhắc gần đây.
Vào ngày 24 tháng 7 năm 2002, Bộ Thương mại Mỹ (DOC – Department of Commerce) tuyên bố tiến hành điều tra về cáo buộc của Hiệp hội các nhà nuôi cá catfish Mỹ (CFA) rằng các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã bán phá giá các sản phẩm cá tra và basa philê đông lạnh vào thị trường Mỹ, gây thiệt hại nặng cho các nhà nuôi cá catfish trong nước, và do vậy DOC cần áp dụng thuế chống phá giá đối với các doanh nghiệp này của Việt Nam.
Đây là vụ kiện bán phá giá đầu tiên giữa Mỹ và Việt Nam. Tranh chấp xảy ra đúng vào giai đoạn triển khai thực hiện Hiệp định Thương mại Song phương Việt Mỹ (BTA) và thời gian Việt Nam chuẩn bị các điều kiện để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Hơn thế nữa, vụ kiện tác động tới một hoạt động sản xuất đang đi lên của trên 200.000 lao động tại Vùng Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Chính vì tính chất nhạy cảm này mà vụ kiện đã thu hút được sự chú ý đặc biệt của mọi người.
Các trại nuôi và doanh nghiệp chế biến catfish của Mỹ lập luận rằng mục tiêu của họ là đảm bảo thương mại công bằng. Ngược lại, phía Việt Nam cho rằng vụ kiện này thể hiện tư tưởng bảo hộ sản xuất bằng rào cản thương mại của các nhà sản xuất Mỹ, vốn không chỉ xuất hiện trong vụ kiện bán phá giá mà thực ra là bắt đầu tư những tranh chấp liên quan đến tên gọi catfish.
Bên cạnh việc phân tích tính pháp lý, còn có một loạt các vấn đề quan trọng khác xung quanh vụ kiện cá basa catfish. Cần tìm hiểu ở mức độ nào thì các quy định về nhãn hiệu, chống trợ giá xuất khẩu, chống bán phá giá, môi trường, quản lý lao động, là những quy định hợp lý để đảm bảo thương mại bình đẳng và ở mức độ nào là các rào cản thương mại trá hình? Chủ nghĩa bảo hộ ở các nước phát triển đối với các sản phẩm mà Việt Nam có lợi thế có tác động gì tới chiến lược hội nhập kinh tế của Việt Nam? Đâu là những căn cứ để xác định Việt Nam có phải là nền kinh tế thị trường hay chưa và điều này có tầm quan trọng thế nào trong các vụ tranh chấp thương mại về bán phá giá hay trợ giá? Vụ kiện sẽ khác đi thế nào nếu Việt Nam là thành viên của WTO?
Để tìm lời giải đáp cho những câu hỏi trên, chúng ta hãy đi theo dòng sự kiện
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 556
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 310
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 350
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 330
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 398
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 339
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 303
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 393
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 388
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 269
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 401
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 519
⬇ Lượt tải: 16