Mã tài liệu: 224599
Số trang: 108
Định dạng: doc
Dung lượng file: 899 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
Dịch vụ kiểm toán tuy mới ra đời và phát triển trong khoảng 15 năm trở lại đây nhưng đang dần dần khẳng định vị trí quan trọng của mình trong nền kinh tế hội nhập hiện nay. Với sự phát triển không ngừng của các doanh nghiệp về số lượng, hình thức và qui mô hoạt động, đồng thời, trước đòi hỏi về sự minh bạch, lành mạnh tài chính của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế thế giới thì sự trợ giúp của các công ty kiểm toán là vô cùng cần thiết. Kiểm toán giờ đây đã trở thành công cụ hiệu quả để quản lý thuế, ngân sách nhà nước, thị trường chứng khoán bên cạnh quản lý tài chính nói chung. Số lượng các công ty kiểm toán đã ngày càng gia tăng, chứng tỏ nhu cầu đối với lĩnh vực này ngày càng cao. Trong đó, sự ra đời của Công ty TNHH Deloitte Việt Nam được đánh dấu là một mốc lịch sử cho ngành kiểm toán tại Việt Nam. Trong quá trình hơn 15 năm phát triển, Deloitte Việt Nam đã thu được nhiều thành công, khẳng định vai trò đầu đàn trong ngành kiểm toán độc lập ở Việt Nam.
Với sự gia tăng số lượng các công ty kiểm toán như hiện nay, các công ty kiểm toán thực sự cần nâng cao chất lượng dịch vụ của mình để có thể phát triển và cạnh tranh. Deloitte Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng phát triển đó. Trong đó, kiểm toán Báo cáo tài chính là dịch vụ truyền thống và chiếm chủ yếu doanh thu của một công ty kiểm toán. Có thể nói, sự thành công của một cuộc kiểm toán phụ thuộc trước hết vào việc thu thập và sau đó là đánh giá bằng chứng kiểm toán của KTV. Bằng chứng kiểm toán không chỉ giúp KTV đưa ra kết luận mà còn đánh giá chất lượng hoạt động kiểm toán. Trong kiểm toán BCTC, để thu thập được bằng chứng kiểm toán có giá trị (đầy đủ và thích hợp) cần những phương pháp kỹ thuật phù hợp. Tuy nhiên, những gì học được trên ghế nhà trường chỉ là khung lí thuyết chung nhất về các kỹ thuật thu thập bằng chứng. Thực tế, mỗi công ty kiểm toán lại vận dụng các kỹ thuật này rất khác nhau. Để hiểu rõ việc vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng, từ đó có sự so sánh, làm rõ giữa lí thuyết và thực tế, em chọn đề tài “Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam”. Mục đích của luận văn tốt nghiệp là hệ thống hóa về mặt lý luận về bản chất của bằng chứng và các phương pháp kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC, đồng thời mô tả thực trạng vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Deloitte Việt Nam, từ đó có những nhận xét, kiến nghị về việc vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng nhằm hoàn thiện các kỹ thuật này.
Ngoài phần Mở đầu và Kết Luận, Luận văn tốt nghiệp của em gồm 3 nội dung:
Phần 1: Lý luận chung về các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC
Phần 2: Thực trạng về kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Deloitte Việt Nam
Phần 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Deloitte Việt Nam
Em xin chân thành cám ơn thầy cô, đặc biệt là Thạc Sỹ Phạm Tiến Hưng, cùng các anh chị trong công ty TNHH Deloitte Việt Nam đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ để em hoàn thành tốt Luận văn tốt nghiệp này.
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC
1.1. Khái quát chung về các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán
1.1.1 Bằng chứng kiểm toán
1.1.1.1. Khái niệm về bằng chứng kiểm toán
Theo Lenin thì hết thảy mọi vật chất đều có một đặc tính về bản chất gần giống như cảm giác, đó là đặc tính phản ánh . Phản ánh là thuộc tính phổ biến của vật chất, tức là mọi sự vật, sự việc đều được phản ánh trên hai phương diện: phản ánh vật chất (phản ánh bởi các vật về thông tin của sự vật được tìm hiểu, tồn tại dưới dạng vật chất) và phản ánh ý thức (là phản ánh của não người – dạng phản ánh cao nhất của thế giới vật chất, là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan – về sự vật được tìm hiểu). Như vậy, một sự thật khách quan luôn tạo thành dấu vết, được phản ánh trên những mặt riêng lẻ, những khía cạnh khác nhau, bộ phận khác nhau. Vì vậy, muốn chứng minh một điều đúng hay sai, thật hay giả, tồn tại hay không tồn tại ta có thể thu thập cái phản ánh sự thật khách quan của sự vật, trên cả hai phương diện là vật chất và ý thức, được gọi là chứng cứ. Chứng cứ là cái được dẫn ra để dựa vào đó mà xác định điều gì đó đúng hay sai, thật hay giả. Ta có thể hiểu chứng cứ được thu thập nhằm chứng minh một điều nhất định, với mục đích nhất định.
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 500 thì “Bằng chứng kiểm toán là tất cả các tài liệu, thông tin do Kiểm toán viên thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên các thông tin này, Kiểm toán viên hình thành nên ý kiến của mình” và “Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến của mình về báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán” (trích đoạn 02 và 05). Bằng chứng kiểm toán có một vai trò quan trọng, là cơ sở hình thành kết luận của KTV, là những minh chứng cụ thể cho những kết luận kiểm toán. Trong kiểm toán, cùng với những kết luận kiểm toán (báo cáo kiểm toán) thì bằng chứng kiểm toán là sản phẩm của hoạt động kiểm toán: Bằng chứng không chỉ là cơ sở pháp lý cho kết luận kiểm toán mà còn là cơ sở tạo niềm tin cho những người quan tâm. Như vậy, bằng chứng kiểm toán có thể gồm nhiều loại khác nhau và không chỉ là các chứng từ, sổ sách kế toán, mà còn bao gồm nhiều thông tin khác do KTV chủ động thu thập để làm cơ sở cho ý kiến của mình, thông qua các phương pháp kỹ thuật kiểm toán. Đồng thời, không phải bằng chứng nào cũng là cơ sở cho ý kiến của KTV mà đó là những bằng chứng thỏa mãn những yêu cầu nhất định (được trình bày ở mục 1.1.2).
Có thể nói sự thành công của một cuộc kiểm toán phụ thuộc trước hết vào việc thu thập và sau đó là đánh giá bằng chứng kiểm toán của KTV. Đối với các doanh nghiệp kiểm toán độc lập, cơ quan kiểm toán Nhà nước hoặc cơ quan pháp lý, bằng chứng kiểm toán không chỉ giúp KTV đưa ra kết luận mà còn đánh giá chất lượng hoạt động kiểm toán.
1.1.1.2. Yêu cầu của bằng chứng kiểm toán
Đoạn 15, chuẩn mực kiểm toán số 500 về bằng chứng kiểm toán quy định “Bằng chứng kiểm toán phải được thu thập cho từng cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính. Bằng chứng liên quan đến một cơ sở dẫn liệu (như sự hiện hữu của hàng tồn kho) không thể bù đắp cho việc thiếu bằng chứng liên quan đến cơ sở dẫn liệu khác (như giá trị của hàng tồn kho đó) “. Theo đó, các cơ sở dẫn liệu của BCTC bao gồm:
Thứ nhất là tính hiệu lực (có thực) của các thông tin, tức là tài sản hay khoản nợ được phản ánh trên BCTC phải tồn tại, các nghiệp vụ được ghi chép phải đã xảy ra. Các thông tin tài chính không được khai khống mà phải thực sự tồn tại.
Thứ hai là tính đầy đủ (trọn vẹn) của thông tin, tức là thông tin phản ánh trên bảng khai tài chính không bị bỏ sót trong quá trình xử lý. Các nghiệp vụ được ghi nhận đầy đủ, không bị khai thiếu.
Thứ ba là tính đúng đắn của tính giá, tức là tài sản cũng như chi phí đều được tính theo phương pháp phù hợp theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.
Thứ tư là tính chính xác cơ học, tức là các phép tính số học được thực hiện chính xác, cộng sổ chuyển sổ chính xác. Một nghiệp vụ hay một sự kiện được ghi chép theo đúng giá trị của nó, doanh thu hay chi phí được ghi nhận đúng kỳ, đúng khoản mục.
Thứ năm là tính đúng đắn trong phân loại và trình bày, tức là BCTC được tuân thủ theo các quy định cụ thể trong chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành về phân loại tài sản và vốn. Quá trình kinh doanh, thể hiện qua các tài khoản tổng hợp và chi tiết được phản ánh đúng theo quan hệ đối ứng để có thông tin hình thành BCTC chính xác. Những trường hợp đặc biệt cần được giải trình rõ ràng.
Thứ sáu là tính đúng đắn trong phản ánh quyền và nghĩa vụ của đơn vị kế toán, tức là tài sản được phản ánh trên BCTC phải thuộc quyền sở hữu (hoặc sử dụng lâu dài) của đơn vị, vốn và công nợ phải phản ánh đúng nghĩa vụ tương ứng của đơn vị (nghĩa vụ phải trả nợ, nghĩa vụ phải chia lãi cho cổ đông góp vốn )
“Khi có nghi ngờ liên quan đến cơ sở dẫn liệu có thể ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải thu thập thêm bằng chứng kiểm toán để loại trừ sự nghi ngờ đó. Nếu không thể thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp, kiểm toán viên sẽ phải đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần, hoặc ý kiến không thể đưa ra ý kiến.” – Đoạn 19 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 500.
Một khoản mục khi kiểm toán cần được đảm bảo các mục tiêu chung trên. Vì vậy, bằng chứng kiểm toán thuyết phục phải đáp ứng các mục tiêu trên của KTV.
Bằng chứng kiểm toán thích đáng và có tính thuyết phục phải đảm bảo hai yêu cầu là tính đầy đủ và tính thích hợp. Đoạn 08 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 500 quy định: “Kiểm toán viên phải thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp cho mỗi loại ý kiến của mình”. Sự đầy đủ và tính thích hợp luôn đi liền với nhau nhằm đưa ra bằng chứng thích đáng.
Tính hiệu lực là khái niệm chỉ độ tin cậy hay chất lượng của bằng chứng kiểm toán. Bằng chứng kiểm toán không có hiệu lực sẽ không có tính thuyết phục. Những yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của bằng chứng gồm:
Thứ nhất: Tính liên quan của bằng chứng: Bằng chứng phải liên quan tới mục tiêu kiểm toán và là cơ sở để đưa ra kết luận kiểm toán.
Thứ hai: Loại hình hay dạng của bằng chứng: Bằng chứng thu được dưới dạng văn bản chứng từ (như biên bản kiểm kê) hoặc bằng hình ảnh có độ tin cậy cao hơn bằng chứng bằng lời (như bằng chứng thu thập được qua phỏng vấn)
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 340
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 307
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 424
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 142
👁 Lượt xem: 316
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 406
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 118
👁 Lượt xem: 384
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 406
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 519
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 468
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 325
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 488
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 419
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 697
⬇ Lượt tải: 18