Mã tài liệu: 232892
Số trang: 0
Định dạng: rar
Dung lượng file: 137 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là một khoản vay đặc biệt. Nó khác khoản vay khác bởi “tính chất mềm” của nó về lãi suất, thời gian cho vay, thời gian ân hạn. Với mục tiêu trợ giúp các nước đang phát triển có thể có điều kiện thuận lợi hơn để phát triển kinh tế, ODA mang tính ưu đãi cao hơn bất kỳ một hình thức tài trợ nào khác.
Nguồn vốn ODA được đánh giá là góp phần quan trọng thúc đẩy đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế nước ta thời gian qua. Chính vì vậy, để thúc đẩy kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển hơn nữa thì chúng ta cần quan tâm đến tất cả các nguồn vốn đặc biệt là nguồn vốn ODA. Cần phải có những chính sách, chiến lược, giải pháp thu hút và sử dụng ODA một cách hiệu quả, nâng cao hiệu quả sử dụng ODA và bảo đảm khả năng trả nợ là yêu cầu quan trọng trong chính sách thu hút và sử dụng nguồn vốn này của Chính phủ Việt Nam.
Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung là một trong những vùng khó khăn ở nước ta cần được Nhà nước quan tâm để thúc đẩy phát triển, đưa vùng phát triển kinh tế lên ngang tầm với các vùng khác trong cả nước. Thời gian qua, Vùng cũng đã có những thành tựu đáng kể về kinh tế – xã hội, đó là nhờ sự đóng góp không nhỏ của nguồn vốn ODA.
Nhìn nhận trong thời gian qua thì các hoạt động nâng cao hiệu quả viện trợ đang giúp Vùng BTB&DHMT cải thiện việc thu hút và sử dụng ODA, làm cho nguồn lực này phát huy tác dụng mạnh mẽ đối với sự nghiệp phát triển của Vùng cũng như hỗ trợ vượt qua những thách thức đặt ra trong giai đoạn phát triển mới. Bên cạnh những tác động tích cực đó thì cũng đang còn những hạn chế trong việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA cần phải được khắc phục nhanh chóng để có thể phát huy tối đa được ưu điểm của nguồn vốn này.
Xuất phát từ lý do trên mà em chọn đề tài: “Giải pháp thu hút và sử dụng ODA cho phát triển kinh tế – xã hội của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu nội dung cơ bản của thu hút và sử dụng ODA ở vùng BTB&DHMT.
- Phân tích, đánh giá thực trạng thu hút và sử dụng ODA ở BTB&DHMT trong thời gian qua.
- Đưa ra định hướng và giải pháp để thu hút và sử dụng ODA ở Vùng đến năm 2015 và định hướng chung sau năm 2015.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Là vấn đề lý luận và thực tiễn về thu hút và sử dụng ODA ở Vùng BTB&DHMT đến năm 2015.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Tập trung nghiên cứu thực trạng và giải pháp thu hút và sử dụng ODA ở vùng BTB&DHMT đến năm 2015.
- Về thời gian: Đề tài chủ yếu nghiên cứu thực trạng thu hút và sử dụng ODA ở Vùng từ năm 1993 – 2008.
4.Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chủ đạo xuyên suốt được sử dụng trong đề tài là phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê Nin. Ngoài ra em còn vận dụng nhiều phương pháp khác nhau phục vụ cho việc nghiên cứu như: Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp, phương pháp khảo sát thực tế, hệ thống bảng biểu.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, chuyên đề được trình bày với kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1:Tổng quan về ODA.
Chương 2: Tình hình thu hút và sử dụng ODA của vùng Bắc trung bộ và Duyên hải miền trung đến năm 2015.
Chương 3: Giải pháp thu hút và sử dụng ODA của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung đến năm 2015.
Chương 1: Tổng quan về ODA và vấn đề thu hút, sử dụng ODA ở Việt Nam
1.1 Tổng quan về ODA.
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của ODA
1.1.1.1. Khái niệm ODA
Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA – viết tắt của cụm từ Official Development Assistance) là một hình thức đầu tư nước ngoài. Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) còn được gọi là Viện trợ phát triển và theo định nghĩa của Ngân hàng thế giới (WB) thì ODA “là khoản tài trợ hoặc giải ngân vốn vay ưu đãi (sau khi đã trừ đi phần trả nợ) được cung cấp bởi các cơ quan chính thức của các nước thuộc Uỷ ban phát triển OECD, một số quốc gia và tổ chức đa phương khác như Ngân hàng Thế giới vì mục đích phát triển. Viện trợ quân sự không được tính vào khái niệm này.”
Gọi là hỗ trợ vì các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp, thời gian vay dài và có thời gian ân hạn. Gọi là phát triển vì mục tiêu danh nghĩa của các khoản đầu tư này là phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi xã hội ở nước được đầu tư. Gọi là chính thức để phân biệt với các khoản tài trợ của các tổ chức tư nhân như các công ty, doanh nghiệp hoặc các tổ chức phi Chính phủ (NGO) nước ngoài.
Trong khái niệm nói trên, ODA bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại, khoản vốn vay ưu đãi đã giải ngân trừ đi khoản nợ đã thanh toán (còn gọi là vốn ODA thuần) do cơ quan chính thức của Chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế cung cấp phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế, xã hội của nước tiếp nhận viện trợ. Viện trợ quân sự không hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội, vì vậy khoản viện trợ này không được tính vào ODA. ODA có mục đích hỗ trợ phát triển, do đó các khoản viện trợ nhân đạo trong trường hợp dùng để đối phó với các thảm hoạ thiên nhiên, thảm hoạ nhân đạo . cũng không được coi là ODA.
Lịch sử ODA được bắt nguồn từ nước Mỹ từ sau đại chiến thế giới lần thứ II (1945), các nước Châu Âu, Châu Á đều bị chiến tranh tàn phá, kinh tế bị sa sút nghiêm trọng. Riêng nước Mỹ ít bị thiệt hại, thậm chí còn phất lên nhờ chiến tranh. GNP năm 1945 của Mỹ là 213,5 tỉ USD, bằng khoảng 48% tổng GNP của thế giới; tăng gần 2 lần so với 125,8 tỉ USD vào năm 1942. Để giúp đỡ các đồng minh Tây Âu khôi phục kinh tế, phát huy ảnh hưởng chính trị, đồng thời ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa (XHCN), Mỹ đã triển khai “kế hoạch Marsahall” thông qua Ngân hàng thế giới, chủ yếu là IBRD. Thông qua kế hoạch này, Mỹ đã thực hiện tài trợ vốn ồ ạt, được ví như là “trận mưa dollar” khổng lồ cho Tây Âu với tên gọi là khoản “Hỗ trợ phát triển chính thức - ODA”.Sau này, vào thập niên 60 của thế kỷ 20, tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) đã hợp thức hoá ODA thành khoản tài trợ ưu đãi cho các nước đang phát triển và chậm phát triển.
Hiện nay, ODA được coi là “nguồn tài trợ ưu đãi của một hay một số quốc gia hoặc tổ chức tài chính quốc tế cung cấp cho một Chính phủ nào đó nhằm hỗ trợ và thúc đẩy việc khôi phục và phát triển kinh tế xã hội”. Đây là một hình thức tài trợ quốc tế chủ yếu và chính thức cho Chính phủ các nước đang và chậm phát triển.
1.1.1.2. Đặc điểm của ODA
- ODA mang tính ưu đãi: Đây là đặc trưng quan trọng giúp ODA phân biệt rõ nét với nguồn vốn khác.
Hiện tại Việt Nam đang hưởng các khoản vay ODA ưu đãi của các nhà tài trợ. ODA ưu đãi chỉ dành cho những nước (chủ yếu những nước đang phát triển có thu nhập thấp, bình quân đầu người dưới 850 USD/người/năm). Tính ưu đãi được thể hiện ở một số điểm cơ bản sau:
· Ưu đãi về lãi suất : ODA có lãi suất thấp hơn nhiều so với các khoản tín dụng thương mại khác, thông thường chỉ khoảng từ 0-3%/năm.
· Ưu đãi về thời gian vay và thời gian ân hạn: ODA có thời gian cho vay dài (thường từ 30-40 năm), thời gian ân hạn cao (thường từ 5-10 năm).
Ngoài ra, trong cơ cấu của ODA thường có một phần viện trợ không hoàn lại, đây là một ưu đãi có ý nghĩa hết sức to lớn, giúp bên đi vay giảm nhẹ được gánh nặng nợ sau này.
- ODA mang tính ràng buộc: Có thể khẳng định rằng, tuy là nguồn hỗ trợ có tính ưu đãi nhưng ODA không phải là cho không. ODA là khoản cung cấp có vay có trả, gắn với những ràng buộc của nước, tổ chức cung cấp viện trợ. Mỗi nước cung cấp ODA đều có chính sách riêng của mình và những quy định ràng buộc khác nhau đối với nước nhận, nhiều khi những ràng buộc này rất chặt chẽ như ràng buộc về việc mua hàng hoá, vật tư, thiết bị của nước tài trợ với mức giá cao hơn rất nhiều so với giá cả hàng hoá đó trên thị trường. Hầu hết các nước phát triển sử dụng ODA như một công cụ chính trị, xác định vị trí ảnh hưởng của mình tại các nước và các khu vực tiếp nhận ODA. Như Mỹ dùng công cụ ODA để thực hiện ý đồ gây “ảnh hưởng chính trị trong thời gian ngắn”; Một mặt dùng viện trợ kinh tế để bày tỏ sự thân thiện, tiến đến gần gũi, thân thiết về chính trị; Mặt khác, tiếp cận với các quan chức cấp cao của các nướ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 163
👁 Lượt xem: 470
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 381
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 283
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 430
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 335
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 272
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 228
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 462
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 342
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 328
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 293
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 263
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 0
👁 Lượt xem: 627
⬇ Lượt tải: 16