Mã tài liệu: 220733
Số trang: 85
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 517 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
TÓM LƯỢC
Đề tài “Điều tra hiện trạng sản xuất rau an toàn năm 2004 tại thành phố Long
Xuyên tỉnh An Giang" được thực hiện nhằm mục đích đánh giá hiện trạng sản xuất rau
an toàn tại thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang để làm cơ sở cho việc nâng cao kỹ
thuật và hiệu quả sản xuất rau an toàn, đề xuất ý kiến và nhu cầu hỗ trợ nông dân. Đề tài
thực hiện trên cơ sở phỏng vấn trực tiếp 60 hộ trồng rau an toàn và 40 hộ trồng rau thông
thường, những hộ này có diện tích trồng rau từ 500 m2 trở lên, phân bố ở 4 phường, xã:
Mỹ Thới, Mỹ Thạnh, Mỹ Khánh và Mỹ Hòa Hưng. Bên cạnh việc mô tả và đánh giá
hiện trạng kỹ thuật, hiệu quả kinh tế cũng được phân tích. Hiện trạng cho thấy đa số
nông dân ở cả 2 nhóm rau thường canh tác rau quanh năm, trên một mảnh đất trồng từ 3
– 5 giống rau. Các giống rau chủ yếu là mua ở địa phương, trong đó giống rau muống
được trồng nhiều nhất ở nhóm rau an toàn và là giống rau dễ trồng và cho năng suất cao.
Lượng phân được sử dụng trung bình (kg/1.000 m2) là: 13,8 N + 8,3 P2O5 + 6,7 K2O.
Nông dân thường cách ly sử dụng phân bón cho rau trước thu hoạch từ 7 – 10 ngày.
Nhìn chung nông dân thường tưới nước cho rau bằng nước sông, xung quanh nguồn
nước tưới hầu như là không có cầu cá hay chuồng heo. Dịch hại xảy ra ở vùng này chủ
yếu là sâu xanh và bệnh phấn trắng, chúng gây hại quanh năm trên ruộng rau và nông
dân đa số là dùng thuốc hóa học để phòng trị, nông dân sử dụng thuốc theo hướng dẫn
trên nhãn, trung bình phun mỗi vụ 1 – 3 lần và thường cách ly thuốc trước thu hoạch là 7
ngày. Năng suất rau trung bình một năm của vùng là 14,41 tấn/1.000 m2, chi phí sản xuất
bình quân là 4,7 triệu đồng/1.000 m2/năm. Với năng suất rau như trên nếu giá rau trung
bình là 1500 đ/kg thì lợi nhuận có thể đạt 17,2 triệu đồng/1.000 m2/năm. Nếu không lấy
công làm lời thì lợi nhuận sẽ thấp hơn. Kết quả điều tra cũng cho thấy đa số nông dân
đều hiểu biết về rau an toàn qua các nguồn thông tin như tivi, radio, nông dân, cơ quan
khuyến nông. Tuy nhiên, không một hộ nông dân nào ở nhóm rau thông thường nắm
được thông tin về rau an toàn qua cơ quan khuyến nông và điều này cho thấy công tác
khuyến nông và trao đổi thông tin sản xuất còn nhiều hạn chế. Sẽ có hơn 50% hộ đồng ý
trồng rau an toàn nếu như có chính sách thu mua và giá cả hợp lý. Để cải thiện sản xuất
rau trong vùng cần nâng cao các biện pháp kỹ thuật để vừa cho năng suất cao vừa đảm
bảo tính an toàn cho sản phẩm rau. Các hoạt động khuyến nông và vần đề đầu ra sản
phẩm là những yếu tố cần quan tâm để phát triển vùng rau an toàn trong tương lai.
MỤC LỤC
Tựa Trang
CẢM TẠ i
TÓM LỰỢC ii
MỤC LỤC iii iv
DANH SÁCH BẢNG iv viii
DANG SÁCH HÌNH v xi
Chương 1 GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề 1 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 2
Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
2.1 Khái niệm rau an toàn 3
2.2 Các chỉ tiêu rau an toàn 3
2.3 Sự quan trọng của cây rau 4
2.3.1 Tính đa dạng của cây rau 4
2.3.2 Thành phần dinh dưỡng của cây rau 4
2.3.3 Hiệu quả kinh tế 4
2.4 Hiện trạng sản xuất rau của nông dân và các vấn đề tồn tại 5
2.4.1 Phòng trừ sâu bệnh 5
2.4.2 Phân bón 8
2.4.3 Đất và nguồn nước 8
2.4.4 Vi sinh vật trong rau xanh 9
2.5 Phương hướng nghiên cứu phát triển rau cả nước 9
2.6 các nguyên tắc trong sản xuất rau sạch 11
2.7 Một số kỹ thuật canh tac rau 12
2.7.1 Đất trồng rau 12
2.7.2 Phân bón 13
2.7.3 Phòng trừ sâu bệnh 15
Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
3.1 Vật liệu 16
3.2 Phương pháp 16
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 16
3.2.2 Phương pháp tiến hành 17
3.2.3 Chỉ tiêu phân tích số liệu 17
3.2.4 Phân tích thống kê 17
Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 18
4.1 Thông tin nông hộ 18
4.1.1 Tình hình lao động 18
4.1.2 Độ tuổi của nông hộ 18
4.1.3 Trình độ học vấn của nông hô 19
4.1.4 Kinh nghiệm trồng rau 20
4.1.5 Tổng diện tích canh tác của nông hộ 21
4.1.6 Diện tích trồng rau của nông hộ 22
4.2 Giống 23
4.2.1 Giống rau đã trồng 23
4.2.2 Giống rau đang trồng 24
4.2.3 Nguồn giống rau canh tác 25
4.2.4 Thời vụ canh tác 26
4.3 Hiện trạng kỹ thuật canh tác 27
4.3.1 Dụng cụ canh tác 27
4.3.2 Chuẩn bị đất trồng rau và mật độ trồng 28
4.3.3 Xử lí vườn ươm 30
4.3.4 Xử lí đất trên liếp 30
4.3.5 Vật liệu phủ liếp 31
4.3.6 Nước tưới 32
4.4 Kỹ thuật bón phân 33
4.4.1 Phân hữu cơ 33
4.4.2 Phân hóa học 34
4.4.3 Cách xử lí phân 40
4.4.4 Thời gian cách li phân bón 40
4.5 Chăm sóc 42
4.5.1 Làm cỏ 42
4.5.2 Vun gốc 45
4.5.3 Cắt tỉa 46
4.6 Quản lí sâu hại 46
4.6.1 Loại sâu gây hại quan trọng nhất trên rau 46
4.6.2 Thời gian sâu hại xuất hiện nhiều nhất trên cây trồng 46
4.6.3 Phòng trừ sâu hại 48
4.7 Quản lí bệnh hại 55
4.7.1 Loại bệnh gây hại quan trọng nhất trên rau 55
4.7.2 Giai đoạn bệnh xuất hiện đầu tiên trên cây trồng 56
4.7.3 Phòng trừ bệnh hại 57
4.8 Hiệu quả của việc sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh 61
4.9 Năng suất 62
4.10 Tình hình tiêu thụ sản phẩm 63
4.11 Hiệu quả kinh tế 64
4.11.1 Tổng chi phí đầu tư trên 1.000 m 2/năm 64
4.11.2 Tổng thu 65
4.11.3 Hiệu quả kinh tế trên 1.000 m2 trồng rau 66
4.12 Quan điểm của nông dân về rau an toàn 68
4.12.1 Thông tin rau an toàn 68
4.12.2 Thông tin về ngộ độc do ăn rau 69
4.12.3 Thông tin về IPM/lúa và IPM/rau 71
4.12.4 Thông tin về thuốc cấm sử dụng trên rau 71
4.12.5 Rau sử dụng trong gia đình 72
4.12.6 Nông dân đồng ý trồng rau sạch 72
4.12.7 Điểm quan tâm của khách hàng khi mua sản phẩm 73
4.13 Một số yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất rau của nông hộ 73
4.13.1 Thuận lợi trong sản xuất rau của nông hộ 74
4.13.2 Khó khăn 74
4.13.3 Ý kiến đề xuất của nông dân 75
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 76
5.1 Kết luận 76
5.2 Đề nghị 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
PHỤ CHƯƠNG pc1
DANH SÁCH BẢNG
Bảng Tựa Trang
1 Tình hình lao động của nông hộ trồng rau ở TPLX 18
2 Số hộ và tỷ lệ (%) hộ theo độ tuổi của nông hộ trồng rau ở TPLX 19
3 Số hộ và tỷ lệ (%) hộ theo trình độ học vấn của nông hộ trồng rau ở TPLX
20
4 Số hộ và tỷ lệ (%) hộ theo năm kinh nghiệm trồng rau của nông hộ tại
TPLX 21
5 Số hộ và tỷ lệ (%) hộ theo tổng diện tích canh tác của nông hộ trồng rau tại
TPLX 22
6 Số hộ và tỷ lệ (%) hộ theo diện tích trồng rau của nông hộ tại TPLX 23
7 Số hộ và tỷ lê (%) hộ theo các giống rau đã trồng của nông hộ trồng rau tại
TPLX 24
8 Số hộ và tỷ lệ (%) hộ theo các giống rau đang trồng của nông hộ trồng rau
tại TPLX 25
9 Số hộ và tỷ lệ (%) hộ có thời gian canh tác rau khác nhau tại TPLX 27
10 Kích thước liếp trồng rau của nông hộ tại TPLX 29
11 Khoảng cách trồng rau của nông hộ tại TPLX 29
12 Số hộ và tỷ lệ (%) hộ theo xử lí vườn ươm của nông hộ trồng rau tại TPLX
30
13 Số hộ và tỷ lệ (%) hộ có các cách phủ liếp khác nhau khi trồng rau tại
TPLX 31
14 Khoảng cách nguồn nước tưới đến rẫy trồng rau của nông hộ tại TPLX
32
15 Số hộ và tỷ lệ (%) hộ sử dụng các loại phân bón lót khác nhau khi trồng rau
tại TPLX 35
16 Số hộ và tỷ lệ (%) hộ sử dụng các loại phân bón thúc khác nhau khi trồng
rau tại TPLX 36
17 Số hộ và tỷ lệ (%) theo các mức phân N bón cho rau của nông hộ tại TPLX
37
18 Số hộ và tỷ lệ (%) hộ theo các mức phân P bón cho rau của nông hộ tại
TPLX 38
19 Số hộ và tỷ lệ (%) hộ theo các mức phân K bón cho rau của nông hộ tại
TPLX 39
20 Số hộ và tỷ lệ (%) hộ theo có cách xử lí phân khác nhau khi trồng rau tại
TPLX 41
21 Số hộ và tỷ lệ (%) hộ có thời gian cách li phân đạm khác nhau của nông hộ
trồng rau tại TPLX 42
22 Số hộ và tỷ lệ (%) có các phương tiện làm cỏ khác nhau khi trồng rau tại
TPLX 44
23 Số hộ và tỷ lệ (%) hộ có thời gian làm cỏ lần đầu khi trồng rau tại TPLX
45
24 Số hộ và tỷ lệ (%) hộ trồng rau bị nhiễm các loại sâu hại khác nhau tại
TPLX 47
25 Số hộ và tỷ lệ (%) hộ có thời gian sâu xuất hiện khác nhau 47
26 Số hộ và tỷ lệ (%) hộ áp dụng các loại thuốc hóa học khác nhau để phòng
trừ sâu hại của nông hộ trồng rau tại TPLX 48
27 Số hộ và tỷ lệ (%) hộ theo số lần phun thuốc trừ sâu của nông hộ trồng rau
tại TPLX 49
28 Số hộ và tỷ lệ (%) hộ có thời gian phun thuốc trừ sâu lần đầu khác nhau
50
29 Số hộ và tỷ lệ (%) hộ tiến hành phun thuốc sâu trong ngày khác nhau 52
30 Số hộ và tỷ lệ (%) hộ có mức thời gian cách li thuốc trừ sâu khác nhau
53
31 Số hộ và tỷ lệ (%) hộ theo các mức thiệt hại khác nhau do sâu gây ra 54
32 Số hộ và tỷ lệ (%) hộ trồng rau bị nhiễm các loại bệnh hại khác nhau tại
TPLX 56
33 Số hộ và tỷ lệ (%) hộ theo thời gian bệnh hại xuất hiện lần đầu của nông hộ
trồng rau tại TPLX 57
34 Số hộ và tỷ lệ (%) hộ áp dụng các loại thuốc hóa học khác nhau để phòng
trừ bệnh hại 58
35 Số hộ và tỷ lệ (%) hộ trồng rau có thời gian phun thuốc trừ bệnh lần đầu
khác nhau tại TPLX 59
36 Số hộ và tỷ lệ (%) hộ có thời gian cách li thuốc bệnh khác nhau 60
37 Số hộ và tỷ lệ (%) hộ theo các mức thiệt hại khác nhau do bệnh gây ra
61
38 Số hộ và tỷ lệ (%) hộ sử dụng các biện pháp khác nhau để phòng trừ sâu
bệnh trên rau tại TPLX 62
39 Số hộ và tỷ lệ (%) hộ theo các mức năng suất khác nhau 63
40 Số hộ và tỷ lệ (%) hộ theo các cách bán rau khác nhau 64
41 Số hộ và tỷ lệ (%) hộ có tổng chi phí đầu tư cho 1.000 m2 trồng rau 65
42 Số hộ và tỷ lệ (%) hộ có tổng thu khác nhau trên 1.000 m2/năm 66
43 Số hộ và tỷ lệ (%) hộ có các mức lợi nhuận (triệu đồng/1.000 m2/năm) khác
nhau 67
44 Hiệu quả kinh tế trên 1.000 m2/năm trồng rau tại TPLX 68
45 Số hộ và tỷ lệ (%) hộ có các nguồn thông tin khác nhau về rau an toàn tại
TPLX 69
46 Số hộ và tỷ lệ (%) hộ có các nguồn thông tin khác nhau về ngộ độc do ăn
rau nhiễm thuốc bảo vệ thực vật 70
47 Số hộ và tỷ lệ (%) hộ theo các điểm quan tâm khác nhau khi mua sản phẩm
74
DANH SÁCH HÌNH
Hình Tựa Trang
1 Tỷ lệ (%) hộ theo nguồn giống rau canh tác tại TPLX 26
2 Tỷ lệ (%) hộ có sử dụng máy bơm cho việc tưới rau của nông hộ tại TPLX 27
3 Tỷ lệ (%) hộ có xử lí đất trên liếp trước khi trồng rau của nông hộ tại TPLX 31
4 Tỷ lệ (%) hộ có phương pháp tưới nước khác nhau của nông hộ trồng rau
tại TPLX
33
5 Tỷ lệ (%) hộ có bón phân hữu cơ cho rau của nông hộ trồng rau tại TPLX 34
6 Tỷ lệ (%) hộ có thời gian cách li phân bón khác nhau khi trồng rau tại
TPLX
41
7 Tỷ lệ (%) hộ theo số lần làm cỏ khác nhau khi trồng rau tại TPLX 43
8 Tỷ lệ (%) hộ có các lí do khác nhau để phòng trừ sâu hại khi trồng rau tại
TPLX, (a) nhóm rau an toàn, (b) nhóm rau thông thường và (c) tổng 2
nhóm
51
9 Tỷ lệ (%) hộ có các lí do khác nhau để phòng trừ sâu hại lần cuối của nông
hộ trồng rau tại TPLX
54
10 Tỷ lệ (%) hộ có các lí do khác nhau để phòng trừ bệnh hại lần đầu trên rau
tại TPLX
59
11 Tỷ lệ (%) hộ hiểu biết về rau an toàn của nông hộ trồng rau tại TPLX 68
12 Tỷ lệ (%) hộ có thông tin về ngộ độc do ăn rau nhiễm thuốc bảo vệ thực vật 70
13 Tỷ lệ (%) hộ hiểu biết về IPM/lúa và IPM/rau 71
14 Tỷ lệ (%) hộ hiểu biết về thuốc cấm sử dụng trên rau 72
15 Tỷ lệ (%) hộ sử dụng rau trong gia đình chung với rau bán 72
16 Tỷ lệ (%) hộ đồng ý trồng rau an toàn 73
1.1 Đặt vấn đề
Thành phố Long Xuyên là một thành phố trẻ nằm bên bờ sông Hậu, phía bắc
giáp huyện Châu Thành, nam giáp huyện Thốt Nốt (T.P Cần Thơ), đông giáp huyện Lấp
Vò (tỉnh Đồng Tháp) và huyện Chợ Mới, tây giáp huyện Thoại Sơn. Có diện tích tự
nhiên 10.687 km2, dân số 247.281 người, gồm 9 phường và 3 xã. Là trung tâm chính trị,
kinh tế, văn hóa và khoa học của tỉnh, nơi tập trung nhiều lao động có tay nghề và trình
độ tương đối cao, có điều kiện nâng cao dân trí và tiếp nhận các thành tựu khoa học kỹ
thuật và là nơi có nhiều tiềm năng phát triển với cơ cấu kinh tế: thương mại, dịch vụ,
công nghiệp, xây dựng và nông nghiệp (Phòng Thống kê tỉnh An Giang, 2003).
Rau xanh không thể thiếu được trong khẩu phần ăn hàng ngày của mỗi người
chúng ta. Không giống như cây lúa, cây rau được gieo trồng với nhiều chủng loại phong
phú, có thời gian sinh trưởng ngắn nên đòi hỏi tưới nước bón phân cũng như phun thuốc
bảo vệ thực vật (BVTV) nhiều hơn. Từ đó nảy sinh ra nhiều vấn đề như: dư lượng thuốc
BVTV (do phun thuốc không đảm bảo thời gian cách ly); đạm (do bón dư thừa vượt quá
nhu cầu của cây); các loại vi trùng và ký sinh trùng (do tưới nguồn nước bẩn bị ô nhiễm
vi sinh). Các vấn đề nêu trên tồn dư trong rau vượt quá mức qui định theo Tiêu chuẩn
Việt Nam TCVN 5942-1995, có khả năng gây ngộ độc cho người tiêu dùng. Đặc biệt, ở
các bếp ăn tập thể, các nhà trẻ mẫu giáo hoặc ở các khu vực thành thị đông dân cư. Như
vậy, việc sản xuất và cung cấp rau an toàn cho thị trường đảm bảo dư lượng thuốc
BVTV, hàm lượng Nitrate (NO3) kim loại nặng, . dưới mức cho phép là nhu cầu hết sức
cần thiết.
Nhằm cải thiện dinh dưỡng, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đồng thời tăng thu nhập
cho nông dân, đề tài "Điều tra hiện trạng sản xuất rau an toàn tại Thành Phố Long Xuyên
tỉnh An Giang" được thực hiện nhằm làm cơ cở khoa học cho việc xây dựng và phát
triển vùng sản xuất rau an toàn tại thành phố Long Xuyên, đồng thời rút ra những
khuyến cáo hữu ích cho người nông dân, kỳ vọng sẽ khắc phục được những khó khăn mà
những người trồng rau an toàn đang gặp phải, góp phần nâng cao đời sống cho người
nông dân.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng sản xuất rau an toàn tại thành phố Long Xuyên tỉnh An
Giang.
- Đề xuất một số ý kiến để sản xuất rau an toàn có hiệu quả và nhu cầu hỗ trợ từ nông
dân
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 274
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 473
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 351
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 388
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 363
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 449
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 382
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 309
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 624
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 451
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 470
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 482
⬇ Lượt tải: 23
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 281
⬇ Lượt tải: 16