Mã tài liệu: 218389
Số trang: 72
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 863 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU . 1
1.Lý do chọn đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài . 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu khóa luận 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu khóa luận .4
5. Phương pháp nghiên cứu khóa luận 4
6. Những đóng góp mới về mặt khoa học của khóa luận . 4
7. Kết cấu của khóa luận 5
PHẦN NỘI DUNG 7
CHƯƠNG 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ NGHÈO ĐÓI, XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA VỀ XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO 7
1.1. Nhận thức chung về nghèo đói, xóa đói, giảm nghèo . 7
1.1.1. Quan niệm về nghèo đói, ngưỡng cửa nghèo . 7
1.1.1.1. Quan niệm hiện tại về nghèo đói 7
1.1.1.2. Khái niệm ngưỡng cửa nghèo . 12
1.1.1.3. Quan niệm của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về nghèo đói, xóa đói, giảm nghèo 13
1.1.2. Nhận thức về nghèo đói, xóa đói, giảm nghèo 16
1.1.2.1. Tiêu chí đánh giá nghèo đói 16
1.1.2.2. Chuẩn nghèo đói . 18
1.2. Chủ trương về xóa đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước
ta 21
1.2.1. Một số chính sách xóa đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ta 23
1.2.2. Công tác thực hiện các chính sách về xóa đói, giảm nghèo ở nước ta . 27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC Ở
PHƯỜNG MỸ PHƯỚC, THÀNH PHỐ LONG XUYÊN, TỈNH AN GIANG TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2009 32
2.1. Khái quát vị trí địa lý và tình hình kinh tế-xã hội ở phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang hiện nay . 32
2.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên ở phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang . 32
2.1.2. Tình hình kinh tế-xã hội ở phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang 33
2.2. Thực trạng thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo của Đảng và
Nhà nước ở phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang từ
năm 2006 đến năm 2009 35
2.2.1. Khái quát tình hình đói nghèo ở phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang . 35
2.2.2. Một số chủ trương, chính sách xóa đói, giảm nghèo của Đảng, Nhà nước ở phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang . 36
2.2.2.1. Một số chủ trương, chính sách của tỉnh An Giang về công tác xóa đói, giảm nghèo 36
2.2.2.2. Một số chủ trương, giải pháp của thành phố Long Xuyên về công tác xóa đói, giảm nghèo 40
2.2.2.3. Một số chủ trương, giải pháp của phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang về công tác xóa đói, giảm nghèo . 42
2.2.3. Những thành tựu và hạn chế thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang từ năm 2006 đến năm 2009 45
2.2.3.1. Thành tựu 45
2.2.3.2. Hạn chế. 48
2.2.3.3. Nguyên nhân những thành tựu và hạn chế . 49
2.3. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo của Đảng, Nhà nước ở phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trong những năm tới 51
2.3.1. Mục tiêu chính sách xóa đói, giảm nghèo của Đảng, Nhà nước ở phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang 51
2.3.2. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo của Đảng, Nhà nước ở phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trong những năm tới . 52
2.3.2.1. Giải pháp chung 52
2.3.2.2. Giải pháp về kinh tế 54
2.3.2.3. Giải pháp về các chính sách 56
PHẦN KẾT LUẬN 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Xóa đói, giảm nghèo ở phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang từ năm 2006 đến năm 2009. Thực trạng và giải pháp
Chuyên ngành Giáo dục chính trị
1.Lý do chọn đề tài.
Nghèo đói là một vấn đề mang tính toàn cầu, là một hiện tượng xã hội tồn tại ở mọi quốc gia trên thế giới. Nếu vấn đề nghèo đói không giải quyết được thì không mục tiêu nào mà cộng đồng quốc tế, quốc gia đặt ra như hòa bình, ổn định, công bằng xã hội có thể giải quyết được. Theo ước tính của Liên Hiệp Quốc, hiện nay trên thế giới có khoảng trên 2 tỷ người đang sống trong cảnh nghèo đói, trong đó khoảng ½ tỷ người phải sống ít hơn 2 USD mỗi ngày, thậm chí là thấp hơn. Và Việt Nam cũng không ngoại lệ-là một đất nước trải qua hàng ngàn năm bị xâm lược, đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế thấp kém, lạc hậu lại bị cấm vận bởi các thế lực thù địch nhưng bằng sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, ý chí quật cường của dân tộc và hỗ trợ của bạn bè quốc tế Việt Nam đã có những bước phát triển, đạt được những thành tựu đáng kể. Những năm gần đây, nhờ chính sách đổi mới nền kinh tế nước ta phát triển nhanh, đời sống của đại bộ phận dân cư được nâng lên một cách rõ rệt. Song một bộ phận dân cư, đặc biệt là dân ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, đang chịu cảnh nghèo đói, rét, chưa đảm bảo được những điều kiện tối thiểu của cuộc sống. Sự phân hóa giàu nghèo đã và đang diễn ra mạnh mẽ và là vấn đề xã hội cần đặc biệt quan tâm.
Từ năm 1992, xóa đói, giảm nghèo đã được triển khai ở một số tỉnh, thành phố, đến năm 1994 trở thành phong trào ở tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong giai đoạn 1992-1997, phong trào xóa đói, giảm nghèo đã được các địa phương và các tổ chức đoàn thể phát động để trợ giúp hộ nghèo về đời sống và sản xuất. Phong trào đã đạt được những kết quả đáng kể, giảm tỷ lệ hộ nghèo đói trong cả nước từ 60% năm 1990 xuống còn 12,3% năm 2009. Nhiều mô hình xóa đói, giảm nghèo thành công đã xuất hiện và được nhân rộng. Sự phối hợp, lồng ghép các chương trình kinh tế-xã hội khác với xóa đói, giảm nghèo bước đầu đã đem lại kết quả theo ước tính khoảng 20%
- 2 -
hộ nghèo đã được hưởng lợi từ các Chương trình 120, 327, nước sạch nông thôn, y tế, giáo dục , cuộc sống của đại bộ phận dân cư bước đầu được cải thiện, đặc biệt là nhóm hộ nghèo. Từ những kết quả đó, theo đánh giá của Liên Hiệp Quốc, Việt Nam đã về đích trước 10 năm so với mục tiêu xóa đói, giảm nghèo trong thực hiện Mục tiêu thiên niên kỷ.
Do đó, để tập trung được nguồn lực triển khai một cách đồng bộ, thống nhất và hiệu quả, xóa đói, giảm nghèo phải trở thành một Chương trình mục tiêu quốc gia phù hợp với định hướng phát triển kinh tế-xã hội của đất nước nhằm hỗ trợ trực tiếp xã nghèo, người nghèo những điều kiện cần thiết để phát triển sản xuất, tăng thu nhập, ổn định đời sống, tự vươn lên thoát khỏi đói nghèo, tạo môi trường thuận lợi xóa đói, giảm nghèo bền vững. Chính vì vậy ngày 23/7/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo giai đoạn 1998-2000 (gọi là chương trình 133) và xác định đây là một trong mười Chương trình mục tiêu quốc gia, coi đây là một chủ trương lớn, một quyết sách lớn của Đảng và Nhà nước. Đến 9/2001 tiếp tục phê duyệt Chương trình xóa đói, giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001-2005 (gọi là Chương trình 143). Đảng ta cũng đã khẳng định: xóa đói, giảm nghèo là một trong những giải pháp cơ bản để kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Đồng thời đẩy mạnh việc thực hiện xóa đói, giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ chủ yếu để phát triển kinh tế-xã hội trong kế hoạch 5 năm 2006-2010.
Để thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xóa đói, giảm nghèo thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang nói chung và phường Mỹ Phước nói riêng đã ra sức đẩy mạnh thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo và đạt được nhiều thành tựu đáng kể: tỷ lệ hộ nghèo ở phường từ 5,15% năm 2006 giảm xuống còn 1,89% năm 2009 (theo chuẩn mới). Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo tại phường chưa đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, mục tiêu phấn đấu của phường là đến năm 2010 sẽ giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 1%. Để hoàn thành mục tiêu này và đồng thời đáp ứng được yêu cầu đổi mới của đất nước, đòi hỏi các cấp lãnh đạo ở địa phương cần có những biện pháp cụ thể để khắc phục những mặt hạn chế và thực hiện có hiệu quả chính sách xóa đói, giảm nghèo.
Từ những lý do trên em chọn đề tài: “Xóa đói, giảm nghèo ở phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang từ năm 2006 đến
- 3 -
năm 2009. Thực trạng và giải pháp” để làm khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Giáo dục chính trị.
2.
Tình hình nghiên cứu đề tài.
Hiện trong nước nói chung và tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên, phường Mỹ Phước nói riêng có nhiều đề tài, bài nghiên cứu, tham luận, báo cáo về thực trạng và đề ra những giải pháp cụ thể về xóa đói, giảm nghèo phù hơp từng địa phương nghiên cứu. Về vấn đề xóa đói, giảm nghèo đã có những đề tài nghiên cứu ở địa phương như: khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Ngọc Ánh, tiểu luận của Nguyễn Thiện Tích, Nhưng chỉ dừng lại ở vấn đề chung chung, những giải pháp mang tính khả thi chưa cao hay nghiên cứu ở những địa phương khác. Nay em, bước đầu tìm hiểu về nghèo đói, công tác xóa đói, giảm nghèo hiện nay ở trong nước và ở tại địa phương em-phường Mỹ Phước. Từ đó, có những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân ở địa phương.
3.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu khóa luận.
3.1. Mục đích nghiên cứu khóa luận.
- Tìm hiểu thực trạng việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo của Đảng, Nhà nước tại phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang từ năm 2006 đến năm 2009.
- Từ tìm hiểu thực trạng việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo tôi đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần cho Đảng ủy, chính quyền và nhân dân địa phương làm tốt hơn nữa chính sách xóa đói, giảm nghèo ở phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trong những năm tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu khóa luận.
Để thực hiện mục đích trên, khóa luận cần thực hiện:
- Trình bày cơ sở lý luận chung về xóa đói, giảm nghèo và chủ trương về xóa đói, giảm nghèo của Đảng, Nhà nước ta.
- Phân tích thực trạng xóa đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ở phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
- 4 -
- Đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần cho Đảng ủy, chính quyền và nhân dân làm tốt hơn nữa trong công tác xóa đói, giảm nghèo ở phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trong những năm tới.
4.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu khóa luận.
4.1. Đối tượng nghiên cứu khóa luận.
Xóa đói, giảm nghèo ở phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang từ năm 2006 đến năm 2009. Thực trạng và giải pháp.
4.2. Phạm vi nghiên cứu khóa luận.
Đề tài nghiên cứu dưới góc độ môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin và chỉ nghiên cứu thực trạng xóa đói, giảm nghèo và việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo của Đảng, Nhà nước ở phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang từ năm 2006 đến năm 2009.
5.
Phương pháp nghiên cứu khóa luận.
Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp lịch sử và logic
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp tổng hợp
- Phương pháp đối chiế
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 388
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 318
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 509
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 282
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 410
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 397
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 343
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 347
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 894
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 416
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 424
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 273
⬇ Lượt tải: 16