Mã tài liệu: 272076
Số trang: 62
Định dạng: zip
Dung lượng file: 631 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
LỜI NÓI ĐẦU
Là một trong những quốc gia cam kết thực hiện phát triển bền vững , Việt Nam đã tích cực thực hiện những công việc nhằm tạo tiền đề cho phát triển bền vững . Phát triển bền vững của Việt Nam đã trở thành quan điểm của Đảng lãnh đạo và được khẳng định trong nghị quyết Đại hội đảng toàn quốc lần thứ 9, trong chiến lược phát triển kinh tế –xã hội 10 năm 2001- 2010 và trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001-2005 là: “ phát triển nhanh , hiệu quả và bền vững , tăng trưởng kinh tế đi đôi với tién bộ , công bằng xã hội và bảo vệ môi trường “ và “ phát triển kinh tế xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường , bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo và môi trường thiên nhiên , giữ gìn đa dạng sinh học “
Để đưa nước ta đi lên về kinh tế, Đại Hội VIII Đảng đã đặt ra nhiệm vụ cấp bách nhất, cốt lõi nhất là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH. Trong đó lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn được quan tâm đặc biệt. Phát triển kinh tế phi nông nghiệp dựa trên những điều kiện sẵn có là cách làm đúng đắn nhất, và phát triển kinh tế làng nghề đã được Nhà Nước xem là con đường hữu hiệu để nâng cao đời sống xã hội nông thôn dựa trên những nguồn lực không tốn kém
Tuy nhiên, nếu các làng nghề được coi là đi đầu trong công cuộc phát triển nông thôn thì vấn đề bảo vệ môi trường ở các làng nghề cũng cần được coi là một nhiệm vụ quan trọng.
Với đặc điểm hoạt động nghề thủ công diễn ra ngay trên khu vực sinh sống, người dân các làng nghề vừa là người gây ô nhiễm, vừa là người chịu ô nhiễm. Và tình trạng ô nhiễm đã và đang diễn ra với diễn biến khá phức tạp đòi hỏi cần phải có những phương hướng và giải pháp thích hợp để cải thiện tình trạng này nhằm đưa Việt Nam hướng tới sự phát triển bền vững.
Đó chính là lý do vì sao em chọn đề tài “Bước đầu nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm môi trường ở làng sắt thép Đa Hội – Bắc Ninh. Đề xuất việc xây dựng một mô hình phát triển bền vững cho làng nghề Đa Hội”.
Trong quá trình thực tập em luôn nhận được sự chỉ bảo và hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế Môi trường cũng như của tập thể các cán bộ Viện Sinh thái và Môi trường :
Thầy giáo: PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, trưởng khoa Kinh tế và quản lý Môi trường
PGS.TS Nguyễn Đắc Hy, Viện trưởng Viện Sinh thái và Môi trường
Cô giáo: Nguyễn Thị Hoài Thu
Thầy giáo: Đinh Đức Trường
Nhân dịp này em xin gửi lời cảm ơn chân thành của mình đến các Thầy, các Cô, PGS.TS Nguyễn Đắc Hy và toàn bộ những cán bộ đã hướng dẫn em trong quá trình thực tập để em có thể hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
Từ mục đích thực hiện đề tài cũng và dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn tôi đã đưa ra những nội dung chính của đề tài như sau:
Chương I :Tiếp cận mô hình phát triển bền vững đối với một làng nghề truyền thống.
Chương II. Hoạt động kinh tế và vấn đề ô nhiễm môi trường ở làng nghề sắt thép Đa Hội.
Chương III. Đề xuất việc xây dựng một mô hình phát triển bền vững cho làng nghề Đa Hội.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 319
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 326
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 556
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 368
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 476
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 526
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 658
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 131
👁 Lượt xem: 414
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 394
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 510
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 421
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 483
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 376
⬇ Lượt tải: 16