Mã tài liệu: 288739
Số trang: 69
Định dạng: zip
Dung lượng file: 214 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Phần I
mở đầu
1. Đặt vấn đề.
Ngày nay, cùng với nhịp độ phát triển chung của xã hội, nghành chăn nuôi ở nước ta đang ngày càng lớn mạnh, đặc biệt là chăn nuôi theo hướng công nghiệp. Sự phát triển nhanh chóng của hướng sản xuất này đã đáp ứng được phần nào nhu cầu về thực phẩm (thịt, trứng, sữa..) cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng này đã nảy sinh ra một vấn đề đó là sự ô nhiễm môi trường, sự lây lan dịch bệnh có xu hướng tăng lên, các chất khí độc hại như khí NH3, khí H2S được sinh ra trong quá trình chăn nuôi đã đe doạ trực tiếp đến sức khoẻ của con người, đồng thời còn tạo ra mùi hôi thối rất khó chịu. Không những vậy, sức khoẻ của con người còn bị đe doạ bởi sự lây nhiễm các dịch bệnh nguy hiểm từ gia súc như : bệnh lao, bệnh nhiệt thán… và mới đây nhất là bệnh cúm gia cầm.
Bên cạnh đó, các chất thải từ trong quá trình chăn nuôi cũng là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm cho người tiêu dùng. Do vậy, công tác vệ sinh thú y là rất quan trọng. Làm tốt công tác vệ sinh thú y sẽ góp phần bảo vệ vệ sinh môi trường sinh thái, bảo vệ sức khoẻ cho con người, tạo ra nguồn thực phẩm sạch đồng thời tạo thuận lợi cho “ đầu ra” của các sản phẩm chăn nuôi.
Đã có rất nhiều nghiên cứu nhằm tìm kiếm một giải pháp tối ưu nhất để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường chăn nuôi. Tuy nhiên, dùng một số các biện pháp cổ điển như sử dụng các chất sát trùng thông thường là Formol, Crezin.. đã gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của gia súc, gia cầm, thậm chí còn gây độc cho chúng. Do vậy, việc sử dụng một chế phẩm sinh học để tạo ra các sản phẩm sạch là một điều cần thiết và đáng được quan tâm.
ở Việt Nam hiện nay, chế phẩm EM – một chế phẩm sinh học do giáo sư Teruo Higa của Nhật Bản phát minh ra đã được đưa vào ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau đặc biệt là lĩnh vực chăn nuôi và đã có những kết
quả rất khả quan. Với mục đích ứng dụng chế phẩm EM trong việc cải thiện môi trường và chất thải chăn nuôi, cụ thể là chăn nuôi gà chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “ Đánh giá tình trạng ô nhiễm môi trường ở một số cơ sở chăn nuôi gà; nghiên cứu sản xuất và ứng dụng chế phẩm EM trong việc cải thiện môi trường và chất thải chăn nuôi”
2. Mục đích, ý nghĩa:+ Đánh giá được hiện trạng vệ sinh môi trường ở một số các cơ sở chăn nuôi gà hiện nay.
+ Đánh giá được hiệu quả của chế phẩm EM trong việc cải thiện môi trường và chất thải chăn nuôi.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 791
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 459
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 556
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 574
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 334
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 376
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 319
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 326
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 343
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 449
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 609
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 526
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 395
⬇ Lượt tải: 16