Mã tài liệu: 128280
Số trang: 136
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Quản lý giáo dục
Thế kỉ XXI - đó là thế kỉ của những bước tiến nhảy vọt về cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc đời sống vật chất, tinh thần của nhân loại; kinh tế tri thức ngày càng đóng vai trò quan trọng, thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất. Đó cũng là cơ hội và thách thức lớn cho mọi quốc gia. Trong bối cảnh đó giáo dục được xem là một trong những nhân tố quyết định tương lai của các dân tộc.
Tuy nhiên nền giáo dục ở nước ta cũng như của bất kì nước nào khác trên thế giới đều chịu sự tác động mạnh và sự chi phối của hệ thống kinh tế - xã hội. Những đổi mới trong kinh tế, quá trình thị trường hoá nền kinh tế sẽ tác động trực tiếp tới sự phát triển giáo dục. Giáo dục muốn phát triển được phải dựa trên sức mạnh của kinh tế . Kinh tế có vị trí vô cùng quan trọng, là điều kiện tiên quyết cho mọi hoạt động. Một quốc gia muốn phát triển được thì cần phải có tiềm lực về kinh tế để nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Hơn bao giờ hết kinh tế đem lại sức mạnh to lớn mà không một lĩnh vực nào khác có thể đạt được như thế. Kinh tế phát triển chính là nguồn ngân sách, tài chính lớn để phát triển, đầu tư cho giáo dục.
Như vậy giáo dục – kinh tế, xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, giáo dục vừa là mục tiêu vừa là động lực của phát triển kinh tế – xã hội. Tại Đại hội IX, Đảng ta đã coi phát triển giáo dục đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội nhanh và bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống và chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người, phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam, tạo bước chuyển mạnh về phát triển nguồn lực được coi là một trong ba lĩnh vực then chốt cần đột phá để làm chuyển động toàn bộ tình hình kinh tế xã hội.Giáo dục là nền móng cho sự phát triển kinh tế xã hội đem lại sự phồn thịnh cho đất nước. Từ Nghị quyết IV Ban chấp hành Trung Ương Đảng khoá VII đã xác định: “Cùng với khoa học – công nghệ, giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực thúc đẩy, là điều kiện cơ bản đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội, xây dựng bảo vệ đất nước. Phải coi đầu tư cho giáo dục là định hướng chính của đầu tư phát triển, vì giáo dục có chức năng tái sản xuất sức lao động cho nền kinh tế, đồng thời đổi mới quan hệ xã hội và làm giảm sự bất bình đẳng giữa các tầng lớp dân cư.
Luận văn gồm 3 phần: mở đầu, nội dung, kết luận.
Phần nội dung gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về và kinh tế - xã hội và giáo dục
Chương 2: Thực trạng kinh tế - xã hội và giáo dục ở tỉnh Bắc Giang
Chương 3: Ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế - xã hội tới sự phát triển giáo dục và một số yêu cầu đặt ra cho công tác giáo dục – đào tạo của tỉnh Bắc Giang
Chương 4: Giải pháp và định hướng phát triển kinh tế - xã hội và giáo dục của tỉnh Bắc Giang đến năm 2015
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 136
👁 Lượt xem: 620
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 134
👁 Lượt xem: 222
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 436
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 1427
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 359
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 1598
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 550
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 172
👁 Lượt xem: 925
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 320
⬇ Lượt tải: 12
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 302
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 274
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 700
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 136
👁 Lượt xem: 641
⬇ Lượt tải: 16