Mã tài liệu: 90129
Số trang: 87
Định dạng: docx
Dung lượng file: 686 Kb
Chuyên mục: Quản lý giáo dục
Thế kỷ 21- thế kỷ của nền kinh tế tri thức. Giáo dục là chiếc chìa khóa vàng cho nhân loại mở cửa tiến vào tương lai. Các quốc gia trên thế giới đều xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển.
Đại hội 9 của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định để đi tắt đón đầu từ một đất nước kém phát triển thì vai trò giáo dục, khoa học và công nghệ lại càng có tính quyết định. Giáo dục phải đi trước một bước, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài để thực hiện thành công các mục tiêu phát triển dân trí xã hội cho đất nước.
Đảng và nhà nước ta ngày càng quan tâm đến giáo dục, đòi hỏi giáo dục phải đổi mới, phát triển, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng lớn của nhân dân. Giáo dục Việt Nam phải vượt qua những trở ngại trong nước, đặc biệt là giáo dục miền núi phải vượt qua những yếu kém bất cập để thu hẹp khoảng cách với giáo dục vùng thấp, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Chiến lược phát triển giáo dục từ nay đến 2010 xác định: "Thực hiện công bằng trong giáo dục và tạo cơ hội học tập ngày càng tốt hơn cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là ở các vùng còn nhiều khó khăn".
Trong những năm qua, mặc dù các xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Văn Chấn được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư nhiều trên các lĩnh vực, song hiện nay vẫn nằm trong vùng kinh tế, văn hoá, xã hội kém phát triển vẫn còn khoảng cách khá xa so với các vùng khác trên địa bàn huyện. Nền kinh tế tự cấp, tự túc là chủ yếu, tình trạng du canh, du cư còn tồn tại, tài nguyên rừng bị suy thoái nghiêm trọng. Diện tích canh tác ít, trình độ sản xuất lạc hậu do đó đời sống của đồng bào còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, tình trạng tảo hôn, đẻ sớm vẫn còn, một số địa bàn tôn giáo có chiều hướng phát triển.
Về giáo dục ở các xã này còn nhiều hạn chế: quy mô, mạng lưới trường lớp tuy có phát triển nhưng chưa đồng bộ. Giao thông đi lại khó khăn, mật độ dân cư thưa thớt, nên các trường phải mở nhiều điểm trường lẻ, hệ thống giáo dục tiểu học phải bố trí học lớp ghép để thu hút học sinh do đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục toàn diện.
Giáo dục ở các xã vùng cao của Huyện Văn Chấn còn đang nhiều bất cập. Nhu cầu học tập của con em đồng bào các đân tộc thiểu số ngày càng tăng nhưng các điều kiện để phát triển giáo dục thì còn thiếu thốn. Để thực hiện mục tiêu chung theo chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2010, giáo dục vùng cao Văn Chấn có một nhu cầu rất cấp thiết hiện nay là phải phát triển lớp học nội trú dân nuôi để con em các dân tộc thiểu số được đến trường học tập.
Với những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Các giải pháp phát triển lớp học nội trú dân nuôi cho con em đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã vùng cao đặc biệt khó khăn huyện Văn Chấn- tỉnh Yên Bái". Mong muốn đóng góp một vài suy nghĩ của chúng tôi vào việc nâng cao chất lượng giáo dục vùng cao trong giai đoạn hiện nay.
Kết cấu luận văn là:
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề xác lập các giải pháp phát triển lớp học nội trú dân nuôi ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Chương 2: Thực trạng việc phát triển lớp học nội trú dân nuôi ở các xã vùng cao đặc biệt khó khăn huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái
Chương 3: Các giải pháp phát triển lớp học nội trú dân nuôi ở các xã vùng cao đặc biệt khó khăn huyện Văn Chấn, tỉnh yên Bái
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 500
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 702
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 573
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 754
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 216
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 562
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 670
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 110
👁 Lượt xem: 565
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 530
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 127
👁 Lượt xem: 816
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 138
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 774
⬇ Lượt tải: 17