Mã tài liệu: 295371
Số trang: 68
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,284 Kb
Chuyên mục: Nông Lâm nghiệp
TÓM LƯỢC
Vùng đồng Bằng Sông Cửu Long (đBSCL) có hai trung tâm lai tạo giống lúa lớn là Viện lúa đBSCL và Viện Nghiên Cứu Phát Triển đBSCL thuộc đại học Cần Thơ. Các trung tâm này đã tạo ra được nhiều giống mới và hằng năm đều gởi đi thử nghiệm ở nhiều địa phương để tìm ra giống có đặc điểm tốt hầu bổ sung vào cơ cấu giống của vùng. Trên tinh thần đó, vụ đông Xuân 2005 – 2006, trường đại học Cần Thơ đã gởi bộ 20 giống A1 đến Trung tâm Nghiên Cứu và Sản Xuất Giống Bình đức - An Giang để tiến hành so sánh đặc tính nông học, năng suất và phẩm chất của các giống/dòng trong điều kiện đất đai, khí hậu của An Giang. Thí nghiệm diễn ra từ ngày 21/11/2005 đến 30/3/2006.
Phương pháp tiến hành:
+ Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với ba lần lặp lại.
+ Mạ được gieo theo phương pháp mạ khô và cấy vào lúc 18 ngày tuổi. Cấy 1 tép/bụi với khoảng cách 15 x 15cm. Bón phân theo công thức 90 – 60 – 60 và chia làm 3 lần. Các chỉ tiêu theo dõi gồm đặc tính nông học, năng suất, thành phần năng suất, phẩm chất gạo.
Trong thời gian diễn ra thí nghiệm, do áp lực sâu bệnh lớn nên ruộng thí nghiệm đã bị ảnh hưởng ở một số chỉ tiêu như phần trăm hạt chắc, số hạt chắc/bông, độ cứng cây, độ tàn lá, độ rụng hạt và năng suất thực tế. Cụ thể năng suất của 20 giống/dòng đạt thấp từ 3,8 - 6,1 tấn/ha, trong đó chỉ MTL500 đạt trên 6 tấn, tất cả các giống còn lại đều thấp hơn 6 tấn/ha.
Kết quả thí nghiệm còn cho thấy đây là bộ giống có đặc điểm hạt to ở nhiều giống, trọng lượng 1000 hạt của 14/19 giống đạt từ xấp xỉ 25g trở lên. Hạt gạo dài, tất cả các giống có chiều dài hạt gạo từ 6,67 – 7,33 mm (loại gạo dài đến rất dài), gạo trong (tỉ lệ bạc bụng của 16/19 giống thấp hơn 5%), đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Thí nghiệm đã chọn ra được 3 giống triển vọng, có năng suất khá cao, phẩm chất tốt đề nghị đưa vào thử nghiệm khu vực hóa: MTL471, MTL482, MTL473.
MỤC LỤC
Nội Dung Trang
CẢM TẠ i
TÓM LƯỢC ii
MỤC LỤC iii
DANH SÁCH BẢNG iv
DANH SÁCH HÌNH v
Chương 1. GIỚI THIỆU 1
1.1. đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu 1
Chương 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2
2.1. Thương mại gạo thế giới 2
2.1.1. Thị hiếu của thị trường thế giới về sản phẩm gạo 2
2.1.2. Dự báo về giá và nhu cầu tiêu dùng gạo thế giới 2
2.1.3. Dự báo tình hình nhập khẩu gạo của thế giới 3
2.1.4. Tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam 3
2.2. Tình hình canh tác lúa ở An Giang 3
2.2.1. Kỹ thuật canh tác lúa của người dân 3
2.2.2. Tình hình sản xuất lúa năm 2004 - 2005 4
2.3. Nhu cầu sinh thái và một số vấn đề liên quan đến cây lúa 5
2.3.1. Yêu cầu sinh thái và ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đối
với lúa nước 5
2.3.2. Các thành phần năng suất, năng suất thực tế, biện pháp gia
tăng năng suất và kiểu hình cây lúa năng suất cao 6
2.4. Giống lúa 8
2.4.1. Vai trò của giống lúa 8
2.4.2. Tiến trình chọn tạo giống lúa 9
2.4.2.1. Chọn vật liệu ban đầu 10
2.4.2.2. Lai tạo và chọn lọc 10
2.4.2.3. Thí nghiệm quan sát sơ khởi 10
2.4.2.4. Trắc nghiệm hậu kỳ 10
2.4.2.5. So sánh năng suất 10
2.4.2.6. Thử nghiệm khu vực hóa 10
2.4.2.7. Sản xuất thử 10
2.4.3. Một số điểm liên quan đến chọn tạo giống 11
2.4.4. Một số giống lúa mới triển vọng 11
2.4.5. Quá trình phát triển về giống lúa ở tỉnh An Giang 11
2.4.6. Tình hình sản xuất giống ở An Giang 12
Chương 3. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 13
3.1. Phương tiện thí nghiệm 13
3.2. Phương pháp 15
3.2.1. Bố trí thí nghiệm 15
3.2.2. Phương pháp canh tác 16
3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu 16
3.2.3.1. Chỉ tiêu sâu bệnh 16
3.2.3.2. đặc tính nông học 20
3.2.3.3. Năng suất thực tế và các thành phần năng suất 23
3.2.3.4. Chất lượng gạo 24
3.3. Xử lý thống kê 27
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 28
4.1. Tình hình chung 28
4.2. Sâu bệnh 29
4.2.1. Kết quả thử nghiệm rầy nâu và bệnh đạo ôn 29
4.2.2. Kết quả ghi nhận trên đồng ruộng 30
4.3. đặc tính nông học 31
4.3.1. Chiều cao cây 31
4.3.2. Số chồi 33
4.3.3. Một số đặc tính nông học khác 34
4.3.4. Thời gian sinh trưởng và độ dài giai đoạn trổ 37
4.4. Thành phần năng suất và năng suất thực tế 38
4.4.1. Số bông/m2 38
4.4.2. Số hạt chắc/bông 38
4.4.3. Phần trăm hạt chắc 40
4.4.4. Trọng lượng 1000 hạt 40
4.4.5. Năng suất thực tế 40
4.5. Chất lượng gạo 41
4.5.1. Tỉ lệ gạo lức 41
4.5.2. Tỉ lệ gạo trắng 41
4.5.3. Tỉ lệ gạo nguyên 41
4.5.4. Tỉ lệ gạo bạc bụng 42
4.5.5. Chiều dài hạt gạo 42
4.5.6. Dạng hạt 43
4.6. đánh giá giống/dòng triển vọng 44
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ đỀ NGHỊ 48
5.1. Kết luận 48
5.2. đề nghị 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
PHỤ CHƯƠNG
Chương 1. GIỚI THIỆU
Với diện tích 3.973.359 ha, đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa, nguồn nước phong phú, đồng Bằng Sông Cửu Long (đBSCL) được mệnh danh là vựa lúa lớn nhất của cả nước, sản lượng lúa hằng năm đạt 16,28 triệu tấn bằng 51% sản lượng lúa toàn quốc (đào Công Tiến, 2001) và chiếm 80% sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước (Vô danh 1, không ngày tháng).
để tạo ra được kết quả to lớn trên là công sức chung của hàng triệu nông dân trồng lúa cùng với hệ thống khuyến nông và các nhà lai tạo giống. Công tác nghiên cứu và sản xuất lúa giống diễn ra liên tục. Tình trạng thâm canh, tăng vụ, tự để giống của người dân đã làm giống lúa ngày một thoái hóa. Sâu, bệnh phát triển nhanh do có nguồn thức ăn dồi dào, chúng liên tục tạo ra các dòng mới kháng thuốc bảo vệ thực vật, các dòng mới này ngày càng độc hại hơn. Cuộc chiến giữa các nhà lai tạo giống và sâu bệnh ngày càng gay go, phức tạp. Các giống lúa mới với những đặc tính tốt hơn được nghiên cứu, sản xuất ra liên tục để bắt kịp với tình hình sâu bệnh phát triển cũng như thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng trong điều kiện kinh tế phát triển.
Viện Nghiên Cứu Phát Triển đBSCL thuộc đại học Cần Thơ và Viện lúa đBSCL là hai trung tâm lai tạo giống lúa lớn của vùng. Hằng năm, hai nơi này đã lai được nhiều giống/dòng lúa mới và gởi chúng đến nhiều địa phương để tiếp tục theo dõi sự thích nghi của các giống trong nhiều điều kiện khác nhau nhằm chọn ra những giống có đặc tính tốt bổ sung vào cơ cấu giống hiện tại của vùng. Trong khuôn khổ đó, vụ đông Xuân 2005 – 2006 thí nghiệm so sánh đặc tính nông học, năng suất và phẩm chất của 20 giống/dòng lúa A1 tại Trung tâm Nghiên Cứu và Sản Xuất giống Bình đức – An Giang được tiến hành.
1.2. Mục tiêu
Chọn được một số giống lúa có năng suất cao, phẩm chất gạo tốt, có thể kháng được một số sâu bệnh chính.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 363
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 127
👁 Lượt xem: 501
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 1445
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 789
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 1691
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 208
👁 Lượt xem: 657
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 801
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 574
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 466
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 473
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 487
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 367
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 635
⬇ Lượt tải: 16